LUẬT SƯ LÊ CÔNG ÐỊNH VÀ TRẦN HUỲNH DUY THỨC NỘP ÐƠN KHÁNG ÁN

@ 5 March 2010 01:16 PM
Tin{nl} Hà Nội - Tin tức từ Việt Nam hôm nay cho hay hai ông Lê Công Ðịnh và {nl}Trần Huỳnh Duy Thức đã làm đơn kháng cáo, bản án mà tòa án Cộng sản Việt{nl} Nam tại Saigon đã tuyên hôm 20 tháng giêng về tội hoạt động lật đổ chế{nl} độ. Bà Nguyễn Thị Ngọc Khánh, vợ của luật sư Lê Công Ðịnh, xác nhận {nl}tin này với báo chí và cho biết trong vòng 15 ngày sau khi tòa sơ thẩm {nl}tuyên án, ông Ðịnh đã làm đơn kháng cáo. Ông Trần Huỳnh Duy Tân, em {nl}ruột của nhà dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, cũng xác nhận tin rằng người {nl}anh của ông đã kháng án, nhưng tòa chưa giải quyết yêu cầu của luật sư {nl}xin phép được tiếp xúc với bị can. Ông Tân cho biết gia đình đã được {nl}vào thăm và thấy sức khoẻ và tinh thần của ông Thức khá ổn định.

Tại tòa{nl} sơ thẩm hôm 20 tháng giêng, 4 nhà hoạt động dân chủ gồm các ông Lê {nl}Công Ðịnh, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long đã {nl}bị tuyên phạt các bản án tù nặng nề. Ông Ðịnh bị phạt 5 năm tù giam và {nl}ông Thức lãnh án 16 năm tù. Hai người còn lại trong phiên xử 4 nhà bất {nl}đồng chính kiến về tội danh âm mưu lật đổ chính quyền là thạc sĩ tin {nl}học Nguyễn Tiến Trung bị kêu án 7 năm tù, và doanh gia Lê Thăng Long {nl}với bản án 5 năm tù.
 
Theo tin từ người nhà của {nl}ông Trung, bị can này không kháng cáo. Về trường hợp này, thân phụ của {nl}Nguyễn Tiến Trung là ông Nguyễn Tự Tu cho biết khi vào thăm gặp thì {nl}Trung cho biết như vậy nhưng chưa rõ còn có ý định gì khác hay không.
{nl}
 
4 nhà dân chủ Ðịnh, Thức, Long, và Trung bị kết án về{nl} tội mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tố cáo là hoạt động nhằm lật đổ{nl} chính quyền nhân dân, theo điều 79 Bộ Luật hình sự, vì những bài viết {nl}và hoạt động kêu gọi đa đảng mà giới cổ võ dân chủ, các tổ chức bảo vệ {nl}nhân quyền, và nhiều nước trên thế giới gọi là tranh đấu cho dân chủ và{nl} nhân quyền. Ông Lê Công Ðịnh là một trong những luật sư nhân quyền có {nl}tiếng tại Việt Nam, ông nguyên là Phó Chủ nhiệm Luật sư đoàn Saigon, {nl}được học bổng Fulbright tu học tại Mỹ, và từng bảo vệ cho hai luật sư {nl}nhân quyền đang bị cầm tù là Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân cùng với{nl} blogger Ðiếu Cày.
 
Thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến{nl} Trung, trong thời gian du học tại Pháp đã thành lập Tập hợp Thanh niên{nl} Dân chủ, và thực hiện các cuộc vận động chính giới quốc tế kêu gọi dân{nl} chủ cho Việt Nam, trong đó có cuộc gặp với cựu Tổng thống Mỹ George {nl}W.Bush và Thủ tướng Canada Stephen Harper.
 
Ông {nl}Lê Thăng Long, một trong những doanh nhân tiêu biểu, nguyên Phó Tổng {nl}Giám đốc Công ty EIS, công ty công nghệ thông tin đầu tiên của Việt Nam {nl}đầu tư ra quốc tế với hàng trăm nhân viên làm việc trong và ngoài nước,{nl} kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Internet Một Kết Nối OCI. {nl}Doanh gia Trần Huỳnh Duy Thức thành đạt trong lĩnh vực công nghệ viễn {nl}thông, là sáng lập viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần OCI, và được{nl} nhiều người biết đến qua các bài viết với bút hiệu Trần Ðông Chấn.
{nl}
 
Tại phiên sơ thẩm hôm 20 tháng giêng, hai bị can Long{nl} và Thức không thừa nhận có hành vi sai trái. Các tổ chức bảo vệ nhân {nl}quyền quốc tế và nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng bày tỏ quan ngại{nl} sau phiên xử này, đồng thời kêu gọi Việt Nam phóng thích ngay lập tức 4{nl} nhà dân chủ Long, Ðịnh, Thức, và Trung.(SBTN)
{nl}{nl}