Luật sư Công Nhân: Ðã hy sinh phải hy sinh đến cùng

@ 11 March 2010 04:35 AM
Nữ luật sư trẻ Lê Thị Công Nhân, một nhà {nl}bất đồng chính kiến và cũng là một người tranh đấu đòi hỏi dân chủ-nhân {nl}quyền tại Việt Nam, vừa mãn hạn tù sau bản án 3 năm về tội danh “tuyên {nl}truyền chống phá nhà nước.”

Một luật sư Công Nhân trước và sau 3 năm tù giam có gì thay đổi? Sau {nl}những gì trải nghiệm, ý chí, niềm tin, và sự khao khát về một nền dân {nl}chủ của cô gái 31 tuổi được nhiều người biết đến và ca ngợi như một {nl}“thiên thần trong bóng tối” giờ đây như thế nào? Ðó là một số câu hỏi {nl}được đặt ra trong cuộc trao đổi hôm nay với người bạn trẻ từ Hà thành, {nl}Lê Thị Công Nhân.

Câu chuyện của chúng ta được bắt đầu từ những {nl}tháng ngày trong trại giam. Công Nhân kể lại:

Công Nhân:{nl} Buồng giam của tôi trung bình có khoảng 60 người. Gần một nửa trong số {nl}này là án chung thân. Tôi là người hiếm hoi trong đây bị tù đầu, tức là {nl}chưa có tiền án, tiền sự, mà lại án ngắn là 3 năm. Nhà tù thì quá tải. {nl}Ví dụ mỗi người đựơc quy định chỗ nằm là 2 mét vuông, mọi người được {nl}chiều dài là 2m, nhưng chiều ngang chỉ còn được 60cm, vai kề vai.

Trà{nl} Mi: Thế còn lịch sinh hoạt như thế nào ạ?

Công {nl}Nhân: Buổi sáng 5 giờ kẻng thức dậy. Buổi tối 5 giờ rưỡi điểm {nl}danh nhốt vào trong buồng giam.

Trà Mi: Trong {nl}ngày chị phải làm những công việc gì?

Công Nhân: Có{nl} nhiều công việc khác nhau. Ðội thêu, đội ra đồng trồng rau, trồng lúa, {nl}nuôi lợn, làm hàng mã, móc ren..v.v… Họ phân công tôi cắt cỏ, tưới cây, {nl}lau nhà quét nhà.

Trà Mi: Làm cùng công việc {nl}trong suốt 3 năm?

Công Nhân: Hơn hai năm tại {nl}trại cải tạo, còn ở trại tạm giam Hoả Lò thì không làm những việc đó.

Trà{nl} Mi: Ngoài giờ lao động, chị có được đọc sách, học tập, xem {nl}thông tin qua báo đài thế nào chăng?

Công Nhân: Vào{nl} những giờ nghỉ, họ cho mình xem TV. Họ cũng cho mình đọc sách báo. Cũng{nl} nhiều loại sách báo, nhưng trại cấm đọc những sách báo về tôn giáo, đặc{nl} biệt là đạo Thiên Chúa. Họ tịch thu hết tất cả kinh thánh. Tôi là tù {nl}nhân duy nhất được có quyển kinh thánh để đọc.

Trà Mi: Cuốn{nl} kinh thánh đó là của gia đình chị chuyển vào hay là...

Công{nl} Nhân: Ðây là cuốn kinh thánh mà Ủy ban Tôn giáo Hoa Kỳ họ vào {nl}gặp tôi khi tôi ở Hoả Lò, được dẫn đầu bởi ông Nguyễn Văn Hưởng, thứ {nl}trưởng Bộ Công an. Vì ông Hưởng dẫn họ vào nên tôi mới được giữ quyển {nl}kinh thánh. Và việc giữ lại quyển kinh thánh đó cũng là một cuộc tranh {nl}đấu. Họ cho phép tôi nhận trước mặt những người kia như là một trò hề. {nl}Khi tôi đem vào buồng giam thì họ lại không cho. Và đây cũng là một cuộc{nl} tranh luận rất căng thẳng. Từ Hoả Lò họ cho phép tôi dùng, nhưng khi {nl}tôi chuyển về trại giam ở Thanh Hoá thì họ thu luôn của tôi, dẫn đến {nl}việc tôi tiếp tục nhịn ăn vì họ thu kinh thánh của tôi. Trước khi chuyển{nl} trại 1 tuần, tôi đã nhịn ăn ở Hoả Lò, phản đối việc trại cho chúng tôi {nl}ăn quá bẩn thỉu. Nói về bẩn thỉu thì ô uế, hôi thối không thể tả được, {nl}vì nhà vệ sinh ở ngay chỗ nằm luôn. Khi vào đấy, tôi cảm thấy là địa {nl}ngục cũng không đến mức như vậy. Ðây là vấn đề nhân quyền và tôi sẽ kể {nl}lại một cách chi tiết trong một dịp khác.

Trà Mi: Trong{nl} lúc chị bị giam, chị có biết những dư luận bên ngoài liên quan đến bản {nl}án của mình như thế nào không?

Công Nhân: Thông {nl}tin cơ bản nhất thì có, nhưng những tình tiết thì quả thật là không. Mẹ {nl}tôi lên thăm chỉ nói được sơ sơ ví dụ như anh Ðịnh bị bắt rồi, chẳng hạn{nl} vậy, chứ không thể nói được hơn. Nếu không, họ sẽ không cho gặp. Chúng {nl}tôi lại có những nguồn thông tin rất đặc biệt. Những người tù có quan hệ{nl} tốt với cán bộ do đút lót bằng tiền thường có những tờ báo bị cấm mang {nl}vào tù như báo An ninh hay báo Công an. Qua đó thì tôi cũng có biết, {nl}nhưng tất nhiên tôi phải có kỹ năng đọc báo của riêng tôi. Khi họ chửi {nl}một vấn đề gì đấy ghê gớm thì mình phải hiểu thêm một hướng ngược lại. {nl}Tôi luôn phải đọc báo theo kiểu hai bán cầu não phải hoạt động theo 2 {nl}hướng khác nhau.

Trà Mi: Những tờ báo đó là báo {nl}chính thống của nhà nước. Vì sao họ lại cấm không cho mang vào tù?

Công{nl} Nhân: Họ bảo sợ mình biết được những thông tin rồi lật cung, {nl}thông cung.

Trà Mi: Hồi nãy chị có chia sẻ là {nl}trong lúc chị bị giam có phái đoàn của Ủy ban Tôn giáo Quốc tế của Hoa {nl}Kỳ vào thăm. Ngoài ra, có những cuộc thăm viếng nào khác của các phái {nl}đoàn quốc tế không chị?

Công Nhân: Khi tôi {nl}chuyển ra trại Thanh Hoá, đại sứ Hoa Kỳ có đến gặp tôi.

Trà{nl} Mi: Cuộc gặp đó diễn ra trong bao lâu? Nội dung chính như thế {nl}nào?

Công Nhân: Trong 30 phút, hoàn toàn là {nl}những lời hỏi thăm hết sức thân tình. Tôi cảm thấy rất xúc động.

Trà{nl} Mi: Tin cho biết phía Hoa Kỳ có ngỏ ý can thiệp, đòi hỏi sự {nl}phóng thích cho chị bằng cách muốn đưa chị sang Mỹ tị nạn chính trị, {nl}nhưng chị đã từ chối. Ðiều này có đúng không ạ?

Công {nl}Nhân:
Tôi biết điều đó qua công an vào tháng 6/2008. Ngài đại {nl}sứ Hoa Kỳ gặp tôi vào tháng 10. Từ tháng 6, công an vào thẩm vấn tôi {nl}trong trại 2 ngày liên tục. Họ có nói với tôi rằng: “Bây giờ Công Nhân {nl}có muốn đi nước ngoài không. Muốn đi thì nói một tiếng thôi, nhà nước sẽ{nl} tạo điều kiện hết sức, đưa thẳng luôn ra Nội Bài đi luôn. Bởi vì bên Mỹ{nl} họ nhận bảo lãnh cho em đấy.” Ðến giờ phút này tôi chưa nghĩ đến việc {nl}đi tị nạn chính trị.

Trà Mi: Chị có thể cho biết{nl} lý do?

Công Nhân: Chúa an bài cho tôi một cuộc {nl}sống ở một nơi khác thì tôi sẽ vui mừng trong sự an bài đó, nhưng bây {nl}giờ tôi không cảm thấy điều đấy. Còn về mặt lý trí, tôi sẽ đi tị nạn {nl}chính trị khi nào mà cuộc sống của tôi bị chà đạp đến mức độ tôi không {nl}thể chịu đựng được nữa. Nhưng bây giờ thì tôi vẫn còn chịu đựng được. {nl}Cho nên tôi không hề nghĩ về chuyện đi tị nạn chính trị vào lúc này. Cái{nl} tự do quan trọng nhất là tự do trong tư tưởng, trong tâm hồn, thì tôi {nl}đã có. Ở Việt Nam bây giờ tôi không được tự do về mặt thân thể, về mặt {nl}đi lại. Những cái đó, tới thời điểm này tôi vẫn còn đang chịu đựng được.

Trà{nl} Mi: Ðối với việc nhà nước Việt Nam đồng ý cho phép chị tự do {nl}sớm hơn thời hạn với điều kiện chị phải xuất ngoại, chị suy nghĩ gì về {nl}điều này?

Công Nhân: Tôi cảm thấy rằng cứ như họ{nl} tống được con nhỏ này đi thì thật là nhẹ nợ. Không có chuyện đó đâu, {nl}chưa đến, chưa đến lúc.

Trà Mi:
Có nhiều ý kiến {nl}cho rằng “nước có quốc pháp, gia có gia uy”, nghĩa là công dân một nước {nl}phải tuân theo với điều kiện luật pháp của nước đó, nhất là đối với {nl}người luật sư am hiểu luật lệ thì chắc chắn phải hiểu điều đó hơn ai {nl}hết. Vì chị đi ngược lại với những điều pháp luật quy định nên mới gặp {nl}phải những điều không hay phải gánh chịu như vậy. Phản hồi của chị trước{nl} những ý kiến đó như thế nào?

Công Nhân:
Tôi {nl}nghĩ rằng họ đang nói theo hướng nguỵ biện. Pháp luật là sự chính thức {nl}hoá những thoả thuận trên cơ sở những thoả ước bắt nguồn từ những điều {nl}đơn sơ nhất, những hình thức đơn giản nhất để tạo thuận lợi cho mọi {nl}người trong xã hội được sống, làm việc, và tiến bộ. Họ bảo pháp luật của{nl} Việt Nam là như thế. Ðúng. Họ quy định như vậy thật, nhưng cái đúng này{nl} không phải là cái “đúng chân lý” mà là cái “đúng sự kiện”, rằng có cái {nl}việc họ quy định như vậy. Chúng ta đừng nhầm lẫn các từ “đúng” ở đây. Họ{nl} đề ra quy định sai, khi tôi vi phạm cái quy định sai của họ thì họ {nl}khẳng định rằng: “Ðúng rồi, cô Công Nhân này đã vi phạm quy định”. Nhưng{nl} họ không xét đến cái quy định ấy là gì. Nếu không có sự cởi mở, nếu {nl}luôn bảo thủ là mình đúng, mình đã hoàn hảo, thì lấy đâu ra sự tiến bộ {nl}và phát triển? Tại sao nó sai mà được duy trì? Bởi vì không có người kịp{nl} phát hiện ra. Vậy khi có một người kịp phát hiện ra điều đó sai, người {nl}đó phải chuẩn bị tinh thần đối diện với một nhóm rất đông những người {nl}cho rằng anh ta đã sai, còn họ mới là đúng.

Trà Mi: Nhưng{nl} lập luận của nhà nước Việt Nam thì cho rằng mỗi nước có luật lệ riêng, {nl}đặc điểm riêng về văn hoá, bản sắc, cũng như luật lệ. Giả sử như ở Thái {nl}Lan có điều cấm không được xúc phạm nhà vua, thì ở Việt Nam có điều cấm {nl}không được tuyên truyền chống phá nhà nước. Phản hồi của chị ra sao?

Công{nl} Nhân: Nhà nước của họ không hoàn hảo, chúng tôi chống lại {nl}những điều không hoàn hảo đó, thì chúng tôi đúng. Như thế nào gọi là {nl}“tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”?

Trà {nl}Mi:
Giữa lúc chưa có sự rõ ràng đó, những người nào vi phạm, {nl}tức vượt qua lằn ranh cho phép ấy, sẽ trở thành những nạn nhân bất đắc {nl}dĩ…

Công Nhân:
Trường hợp của tôi cũng không hẳn{nl} là bất đắc dĩ. Tôi cố ý làm những việc này, tôi xác định trước tôi sẽ {nl}là nạn nhân. Tôi hoàn toàn biết. Tất nhiên là không thể biết cụ thể ngày{nl} giờ nào tôi sẽ bị bắt.

Trà Mi: Biết trước những{nl} điều không hay có thể xảy ra cho mình mà chị vẫn dấn thân vào. Ðiều gì {nl}đã khiến chị có một niềm tin mãnh liệt như vậy?

Công {nl}Nhân: Muốn phát triển tốt lên, cần phải thay đổi những cái gì {nl}xấu đang hiện diện. Mình đã xác định tranh đấu, mình phải xác định hy {nl}sinh. Ðó là hệ quả tất yếu, nếu không đừng tranh đấu nữa. Ðã xác định hy{nl} sinh thì phải hy sinh đến cùng. Chứ nếu hy sinh dang dở thì hy sinh để {nl}làm gì? Khi tư tưởng và tinh thần thông suốt thì hành vi của mình cũng {nl}sẽ chủ động hơn. Tôi bị tống vào tù nhưng tôi đã biết trước điều đó, và {nl}tôi chuẩn bị tinh thần và mọi thứ có thể để đối mặt với điều đó. Không {nl}còn cách nào khác.

Trà Mi: Những gì chị đã trải {nl}qua trong 3 năm qua cũng là một bài học trả giá cho những điều chị đã {nl}dấn thân. Sau 3 năm đó, chị đã nghiệm ra điều gì cho bản thân mình?

Công{nl} Nhân:
3 năm trong tù, tôi đã đọc kinh thánh trọn bộ. Trong tù,{nl} Chúa là người bạn của tôi, người thầy của tôi, và là người đồng đội của{nl} tôi. Khi tôi trở về, tôi nhận đựơc rất nhiều những lời ngợi khen, lời {nl}yêu thương, lời quý trọng, tôi cảm thấy choáng váng về điều đấy. Tôi {nl}thật sự cảm thấy là tôi chưa xứng đáng được như vậy đâu. Tôi nghĩ rằng {nl}tôi cần phải sống một cách dũng cảm hơn. Chính nhờ việc ở tù đấy đã củng{nl} cố hơn niềm tin của tôi vào sự đúng đắn của con đường mà tôi đã lựa {nl}chọn. Trứơc đây nó là một mũi tên, và bây giờ nó là một thành trì.

Trà{nl} Mi:
Nếu có một người hỏi thăm chị Nhân rằng một luật sư Công {nl}Nhân trước và sau 3 năm tù giam có gì thay đổi. Chị sẽ trả lời như thế {nl}nào?

Công Nhân:
Tôi có ước mơ trở thành một luật{nl} sư từ năm 8 tuổi sau khi xem một bộ phim. Ðến năm 2003, tôi trở thành {nl}một luật sư thì cái cảm giác cực kỳ tuyệt vời. Bởi vì ước mơ của tôi bền{nl} bỉ, xuyên suốt, không hề thay đổi một lần nào. Nhưng bây giờ khi tôi ra{nl} tù, bị tước bằng luật sư, tôi cũng không cảm thấy nó nặng nề lắm. Tôi {nl}nhớ về nó như một kỷ niệm đẹp vậy.

Trà Mi: Một {nl}ước mơ chị đã vun đắp trong lòng mình từ thuở bé. Nay, sau 3 năm bước ra{nl} khỏi trại giam, nó cũng đã tuột mất khỏi tầm tay của chị. Chị hình dung{nl} con đường trước mắt của mình ra sao, về tương lai, về sự nghiệp, về lý {nl}tưởng của mình?

Công Nhân: Chắc chắn tôi sẽ vẫn {nl}tiếp tục đấu tranh vì lý tưởng của tôi. Tôi cảm thấy vui, thú vị, bay {nl}bổng, mạnh mẽ, và có ích khi tôi sống theo con đường đó. Tôi nghĩ không {nl}bất kỳ một lý do gì có thể làm tôi từ bỏ. Còn cụ thể như thế nào, quả {nl}thật, tôi cũng chưa thể nào trả lời được. Vào trong tù, có một điều nữa {nl}tôi giác ngộ thấm thía rằng cộng sản chẳng sợ gì cả, ngoài nói thật. Bạn{nl} hãy nghĩ mà xem, nói thật không hề khó, nếu bạn có can đảm. Nó chỉ là {nl}một ranh giới thôi, bạn hãy bước qua.

Trà Mi: Gần{nl} đây ở Việt Nam, một số nhà bất đồng chính kiến gặp rắc rối có liên quan{nl} nhiều đến nghề luật. Mình nên hiểu việc này như thế nào, thưa chị?

Công{nl} Nhân: Tôi nghĩ đây là điều tất yếu, một dấu hiệu rất đáng mừng{nl} cho giới luật ở Việt Nam. Chúng tôi làm về pháp luật, chẳng có ngành {nl}nghề nào có thể gần gũi hơn, hiểu biết hơn về chính trị như những người {nl}làm luật.

Trà Mi: Ðối với những người trẻ biết {nl}đến một chị Công Nhân qua báo chí nhà nước và những người biết đến Công {nl}Nhân qua các chiến dịch ủng hộ, vận động, bảo vệ dân chủ-nhân quyền, chị{nl} sẽ nói gì?

Công Nhân:
Tôi không ngờ rằng tôi {nl}lại được nhiều đến như vậy. Sau những sự việc này, có những người bạn ở {nl}khắp 5 châu-4 biển thương yêu tôi một cách chân thành, quý trọng tôi một{nl} cách sâu sắc. Tôi cần phải cố gắng thật nhiều hơn nữa để xứng đáng với {nl}điều đó. Tôi rất thích thanh niên bởi vì tôi là một thanh niên. Ðó là {nl}một lý do. Lý do thứ hai, tôi luôn hiểu rằng Ðông-Tây, kim-cổ ai cũng {nl}nói rằng quãng đời thanh niên là quãng đời tươi đẹp nhất. Ðấy là ở sự {nl}nhiệt tình và thể hiện bản thân mình. Nếu các bạn để quãng đời đó của {nl}mình trôi qua một cách nhạt nhẽo thì bạn sẽ ân hận suốt cuộc đời. Sự {nl}không nhạt nhẽo nhất mà các bạn có thể có được liên quan đến tất cả {nl}những người khác. Chính trị là cái liên kết tất cả mọi người với nhau để{nl} ai cũng có thể hoạt động một cách tốt nhất trong lĩnh vực của mình. Nếu{nl} như bạn tham gia vào chính trị thì bạn sẽ thấy thú vị vô cùng và vô {nl}cùng.

Trà Mi: Một lần nữa xin chân thành cảm ơn {nl}chị Công Nhân đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này. Xin chúc chị mọi {nl}điều tốt đẹp nhất trong thời gian sắp tới.

Tạp chí Thanh Niên của{nl} đài VOA sẽ trở lại cùng các bạn trong một câu chuyện mới vào tối thứ ba{nl} tuần sau. Trà Mi kính chào tạm biệt quý vị.

(source: VOA -- http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/Human-rights-lawyer-speaks-up-after-her-release-03-09-10-87121327.html)
{nl}{nl}