CÁC BÁO VIỆT NAM BẮT ÐẦU BÁO NGUY HIỂM HỌA TRUNG CỘNG VÀO THUÊ RỪNG
@ 11 March 2010 04:54 AM
Tin{nl} Hà Nội - Nhiều báo trong nước bắt đầu tường trình về hiểm họa cho Trung{nl} Cộng thuê rừng 50 năm ở các tỉnh miền bắc Việt Nam. Những lời hứa của {nl}các công ty Trung Cộng với người dân khi thuê rừng nhiều phần vẫn chưa {nl}thực hiện. Một tờ báo kể trong bài Cho thuê đất trồng rừng ở vùng đắc {nl}địa, về trường hợp Tập đoàn Innov Green của Hong Kông được cấp giấy {nl}chứng nhận đầu tư tại Việt Nam vào tháng 7 năm 2005 và sau đó được cấp {nl}phép thuê đất 50 năm trồng rừng nguyên liệu tại Quảng Ninh, Nghệ An, {nl}Quảng Nam, Lạng Sơn, Kon Tum, tính ra là đến hết năm 2009 sau 2 năm đầu{nl} tư, Công ty Innov Green đã đưa vào quản lý và sử dụng 513 hecta đất {nl}rừng tại huyện Hải Hà và trên 1113 hecta ở thành phố Móng Cái. Trong đó,{nl} có 446 hecta rừng tại xã Quảng Sơn và Quảng Thành đã trồng rừng bạch {nl}đàn, 51 hecta rừng tự nhiên ở Quảng Sơn cần được bảo vệ.
{nl} Không thể phủ nhận việc Công ty Innov Green đầu tư trồng rừng đã {nl}tạo việc làm thời vụ cho hàng trăm lao động địa phương nhưng rõ ràng so{nl} với trước đây, từ vị trí là chủ rừng, giờ họ trở thành người làm thuê.{nl} Một người ở thôn Cấu Phòng, xã Quảng Sơn cho biết cánh rừng này, bao {nl}đời nay, gia đình họ và người dân địa phương đã từng trồng rừng, cấy {nl}hái. Nhưng bây giờ Công ty Innov Green lấy đất rồi, họ phải đi làm thuê{nl} cho công ty. Lương ngày công cho một lao động thời vụ tại đây là {nl}70,000 đồng một ngày, công việc không phải lúc nào cũng ổn định. Công {nl}ty Innov Green cũng từng hứa sẽ xây dựng đường sá để phục vụ người dân {nl}địa phương nhưng hiện tại, ở Quảng Sơn vẫn chưa có công trình làm đường{nl} nào được khởi công.
Bạch đàn là loại cây có {nl}thể lấy gỗ, làm nguyên liệu sản xuất giấy nhưng từ trước đến nay bạch {nl}đàn vẫn bị xem là cây làm bạc màu đất nên bà con ta rất ít trồng. Theo {nl}nhân vật này, chu kỳ thu hoạch của loại cây này từ 5 đến 7 năm nên cũng{nl} cần có thời gian để kiểm chứng hiệu quả trên nhiều mặt trong đó có vấn {nl}đề môi trường và chống xói mòn đất. Công ty Quảng Ninh Innov Green được{nl} tỉnh Quảng Ninh cấp giấy phép đầu tư từ năm 2006, với dự án trồng {nl}100,000 hecta rừng trên địa bàn 37 xã thuộc 7 huyện, thành phố là khu {nl}vực miền núi, ven biển và biên giới của tỉnh Quảng Ninh trên địa bàn {nl}các huyện Hoành Bồ, Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Ðầm Hà, Hải Hà và {nl}thành phố Móng Cái. Tại Nghệ An, Innov Green thi hành dự án trồng {nl}70,000 hecta rừng nguyên liệu ở các huyện miền núi, biên giới Quỳ Châu,{nl} Tương Dương, Con Cuông và Kỳ Sơn, cùng dự định trồng 63,000 ha rừng {nl}trên địa bàn 49 xã thuộc 7 huyện miền núi và biên giới của Lạng Sơn: Văn{nl} Quan, Tràng Ðịnh, Lộc Bình, Chi Lăng, Cao Lộc, Bắc Sơn và Ðình Lập.
{nl}
Các công ty nước ngoài hối hả trồng rừng lại nêu ra {nl}một hiện thực bi thảm là họ đã thuê người dân ở thôn Song Sài trồng {nl}nhưng chưa thanh toán hết tiền công cho người dân. Họ hứa hẹn vào thuê {nl}đất Việt Nam, thuê dân Việt Nam làm công nhân bảo vệ rừng cho họ. Sau {nl}này họ bán sản phẩm thì sẽ cho phần trăm. Họ còn hứa hẹn trồng rừng thì{nl} sẽ mở đường, kéo điện vào khu vực khó khăn cho 2 thôn. Dân rất thích {nl}đường được mở, công ty này còn hứa sẽ xây dựng công trình công cộng, {nl}nhà văn hoá, trường học cho dân và tạo việc làm cho người dân. Thế nhưng{nl} đó chỉ toàn là lời hứa, ngược lại những công ty này thường mang theo {nl}đông đảo công nhân Trung Cộng đến làm việc, kéo theo các dịch vụ mua {nl}sắm, ăn uống đặc thù của văn hóa Trung Cộng, thậm chí lập ra khu phố {nl}riêng. Và với thời gian cho thuê 50 năm, số diện tích cho thuê lớn, số {nl}người lao động Trung cộng đến đó sẽ lên đến bao nhiêu người và ở trên {nl}những địa bàn ấy bao lâu, thì không ai có câu trả lời.(SBTN)
{nl}{nl}