NGÀY THẾ GIỚI CHỐNG KIỂM SOÁT INTERNET

@ 15 March 2010 06:47 AM
Tin{nl} Paris - Hôm nay thứ sáu là ngày được Reporters Sans Frontieres, tức Tổ {nl} chức Phóng viên Không Biên giới RSF, trụ sở tại Paris, Pháp chọn là {nl}Ngày Thế Giới Chống Kiểm Soát Internet. Theo RSF, internet là phương {nl}tiện thông tin tự do, nhanh chóng và hữu ích, một kho tàng trí thức quý{nl} báu của nhân loại, nhưng lại bị các chế độ độc tài hạn chế, ngăn cấm {nl}và kiểm soát bằng mọi cách, vì xét thấy bất lợi cho chính sách cầm {nl}quyền độc đoán của họ. Nhân dịp Tổ chức Phóng viên Không biên Giới phát{nl} động Ngày Thế Giới Chống Kiểm Soát Internet, bà Lucie Morillon, Trưởng{nl} Văn phòng Internet của RSF. cho biết mọi người cần phải có phản ứng {nl}chung đối với những biện pháp độc đoán đó và phương cách hay nhất lúc {nl}này, là hãy bày tỏ thái độ rõ rệt, hãy sát cánh với nhau hầu tìm cách {nl}hoá giải, phá vỡ sự gia tăng kiểm soát trên mạng.

Hãy cùng đóng góp ý {nl}kiến, quan điểm, biện pháp kỹ thuật, song song với việc đẩy mạnh vận {nl}động yêu cầu các chánh phủ phi dân chủ, trả tự do cho các phóng viên, {nl}nhà báo, bloggers bị cầm tù vì đã nói lên nguyện vọng yêu chuộng dân {nl}chủ, công lý và lẽ phải trên mạng Internet. Năm 2010 danh sách này cũng{nl} gần giống như năm rồi vậy, trước hết phải kể đến Saudi Arabia, Miến {nl}Ðiện, Trung Cộng, tiếp theo đó là Iran, Ai cập, Bắc Hàn, Cuba, {nl}Uzebekistan, Syria, Tunisia, Turmenistan và Việt Nam, là các quốc gia {nl}không chấp nhận việc tự do sử dụng Internet.

Bên cạnh các nước này còn {nl}có nhiều quốc gia khác bị xem là hay kiểm soát những người sử dụng {nl}mạng, theo dõi họ bằng cách này hoặc cách khác, đó là Úc Ðại Lợi, {nl}Belarus, Bahrain, Nam Hàn, Eritree, Malaysie, Sri Lanka, Thái Lan. Hai {nl}nước mới có tên trong danh sách hạn chế Internet là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.{nl}
 
Bà Morillon cho biết trong năm 2009, số quốc gia tăng{nl} cường kiểm soát lên tới 60 nước, tức là kể như gấp đôi so với năm {nl}2008. Tuy nhiên, cho dù các chánh quyền độc đoán có đối xử mạnh tay hơn{nl} đối với các ôcư dân trên mạngọ thì sự đối kháng từ những đối tượng này{nl} cũng mãnh liệt, sôi nổi, tích cực, sáng tạo và đồng bộ hơn. Họ nghĩ ra{nl} cách thức làm thế nào để chống đỡ hữu hiệu việc ngăn chặn, cấm đoán, {nl}phong toả Internet. Hầu như năm nào Việt Nam cũng được đưa vào danh {nl}sách những kẻ thù hàng đầu của Internet. Ðiều đáng nói nhất là tại Việt {nl}Nam trong những tháng gần đây nhiều đợt đàn áp mạnh tay đã xảy ra với {nl}những nhà dân chủ, người cầm bút, trí thức, bloggers, nhà báo, luật sư.{nl}
 
Trước đây vì muốn được kết nạp vào các định {nl}chế quốc tế như WTO, Hà Nội đã bày tỏ thịên chí khiến người ta cho là {nl}Việt Nam thực sự muốn cải tiến dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Nhưng nay{nl} thì chuyện cởi mở ấy trở thành xa vời, bị rơi vào quên lãng. Hơn nữa {nl}theo dư luận thì trước khi tổ chức đại hội đảng cộng sản vào năm tới, {nl}nhà nước Việt Nam đang cho gia tăng sự đàn áp đối với các nhân vật bất {nl}đồng chính kiến, đặc biệt là họ chú trọng đến những tiếng nói thường {nl}xuyên bày tỏ ý kiến đòi hỏi dân chủ, tự do trên Internet, yêu cầu đa {nl}đảng, đa nguyên. Qua tin tức thời sự, công luận cũng biết rõ là Hà Nội {nl}rất nhạy cảm đối với những ai dám công khai phản đối chính sách bá {nl}quyền của Bắc Kinh, cũng như đã mạnh mẽ phê phán việc Hà Nội cắt đất, {nl}nhượng biển cho Hoa Lục, đụng chạm đến thực tế đó là bị bắt bớ, giam {nl}cầm, kêu án nặng nề.(SBTN)
{nl}{nl}