Nhận định của USCIRF về việc LM Nguyễn Văn Lý được tự do

@ 17 March 2010 03:41 AM
{nl} Ông Scott Flipse, Ủy viên Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo {nl}Quốc Tế (USCIRF), vừa trả lời phỏng vấn của RFA để đưa ra nhận xét về {nl}việc linh mục Nguyễn Văn Lý được trả tự do.

Kết quả của hành {nl}động

Việt Long: Ông vui lòng cho biết cảm nghĩ của Ủy ban {nl}của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế trước tin linh mục Nguyễn Văn Lý {nl}vừa được trả tự do.

Ông Scott Flipse: Chúng tôi đón mừng tin{nl} đó và việc đó xác nhận là sự lưu tâm của quốc tế cũng như hành động của{nl} Hoa Kỳ đã đem lại kết quả.

Việt Long: USCIRF có thay đổi gì {nl}về đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần được lưu tâm vê {nl}tự do tôn giáo, sau khi cha Lý đã được trả tự do?

Ông {nl}Scott Flipse: Việc trả tự do cho LM Lý là tin vui cho linh mục và {nl}gia đình cũng như cho những người quan tâm đến sự an nguy của Ngài. Tuy {nl}nhiên sự quan ngại về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam nói chung thì vẫn{nl} còn nguyên đó. Tình trạng đàn áp tôn giáo không phải chỉ xảy ra với cha{nl} Lý, mà đối với nhiều tổ chức tôn giáo hoạt động độc lập.

Việt{nl} Long: Thông cáo báo chí của USCIRF hôm thứ sáu có lên án Việt Nam cầm {nl}giữ LS Lê thị Công Nhân vài ngày sau khi được trả tự do. Ông có thể cho {nl}biết lý do sự lên án đó?

Ông Scott Flipse: Ủy ban Hoa{nl} Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế e rằng cô Lê Thị Công Nhân chỉ bị chuyển {nl}từ một trại tù sang một nhà tù khác. Mới ra khỏi tù thì cô lại bị cầm {nl}giữ và thẩm vấn ngay sau khi nói lên ý tưởng của mình, thể hiện quyền tự{nl} do phát biểu. Và cha Lý cũng sẽ không im lặng được. Ủy ban tự do tôn {nl}giáo Mỹ mong rằng Việt Nam không những cho cha Lý được săn sóc sức khỏe {nl}lúc khẩn cấp mà còn không nên bắt buộc ngài phải im lặng khi phát biểu {nl}để bênh vực trong thái độ ôn hoà cho vấn đề cải tổ luật pháp và tự do {nl}tôn giáo tại Việt Nam.

Việt Long: Trong chuyến đi vừa rồi {nl}ngoài linh mục Nguyễn Văn Lý, luât sư Nguyễn Văn Ðài và luật sư Lê Thị {nl}Công Nhân mà phái đoàn USCIRF được tiếp xúc, thì phái đoàn còn gặp được {nl}tù nhân lương tâm nào khác nữa?

Ông Scott Flipse: {nl}Chúng tôi cũng được gặp linh mục Phan Văn Lợi ở Huế và Hoà thượng Thích {nl}quảng Ðộ ở Sài Gòn, hai nhân vật đang bị quản chế, mà chúng tôi coi như {nl}còn bị giam giữ vì họ vẫn mất tự do.

Dự luật nhân quyền

Việt{nl} Long: Việc đề nghị Quốc hội thông qua dự luật nhân quyền cho Việt Nam {nl}đã diễn tiến ra sao?

Ông Scott Flipse: Quốc hội sẽ {nl}sớm thảo luận dự luât đó trong năm nay. Ðạo lụât này sẽ có tác dụng tốt {nl}đẹp cho quan hệ song phương Mỹ Việt về lâu dài.

Việt Long: {nl}Ông dự kiến chính sách dân chủ và tôn giáo của Việt Nam sẽ ra sao?

Ông{nl} Scott Flipse: Bộ ngoại giao Mỹ đã nói công khai với Quốc hội rằng {nl}Việt Nam thụt lùi trong lĩnh vực nhân quyền, cũng là điều Ủy Hội Hoa Kỳ {nl}về tự do tôn giáo quốc tế vẫn nói trong 4 năm nay. Việt Nam có khoan {nl}dung cho một số tổ chức tôn giáo, nhưng lại siết chặt bàn tay kiểm soát {nl}đối với hoạt động của những tổ chức tôn giáo độc lập, hay với những ai {nl}bị coi là thách đố về về chính trị đôi với Nhà nước, hoặc những người {nl}đối lập chính trị có tổ chức.

Như chúng tôi thấy trong 1 năm {nl}rưỡi vừa qua, nhiều hoạt động tôn giáo ôn hoà đã bị phá vỡ. Nhiều người {nl}bị bắt giữ. Nhà nước tiếp tục gây áp lực cho đạo Hoà Hảo, cấm đoán việc {nl}tu tập tại làng Mai của môn sinh thiền sư Thích Nhầt Hạnh. Các tu sinh {nl}bị sách nhiễu và giải tán. Những điều đó chứng tỏ Hà Nội không mấy tiến {nl}bộ về tự do tôn giáo, và Hoa Kỳ có thể đem lại những tác động mạnh trong{nl} mối quan hệ song phương khi nêu những vấn đề đó với Việt Nam.

Việt{nl} Long: Nếu nói chuyện được với Việt Nam hôm nay, ông sẽ có lời nhắn ra {nl}sao về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo?

Ông Scott{nl} Flipse: Ý kiến của chúng tôi cũng khá đơn giản. Việt Nam không nên e{nl} ngại về sự tiến bộ của những quyền tự do và quyền công dân cũng như {nl}tính cách pháp trị tại Việt Nam. Ðó là trách nhiệm quốc tế của Việt Nam,{nl} đồng thời cũng là trách nhiệm của chính quyền đối với người dân Việt, {nl}trong khi Việt Nam càng ngày càng nắm giữ vai trò quan trọng hơn trên {nl}trường quốc tế.

Tương lai của Việt Nam là của những thế hệ trẻ {nl}đó, những người muốn tạo dựng sự cởi mở, và dân chủ, và nhân quyền. “Bất{nl} kỳ chính quyền nào giải quyết những vấn đề ấy thì cũng tạo thêm được {nl}giàu mạnh cho đất nước. Hoa Kỳ sẽ ủng hộ những ai muốn cho Việt Nam được{nl} thêm thịnh vượng song song với quyền tự do rộng lớn hơn”.

Việt{nl} Long: Xin cảm ơn Ông.

(Source: {nl}http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Interview-Scott-Flipse-USCIRF-over-the-release-of-Father-Nguyen-Van-Ly-VLong-03152010220532.html)

{nl}
{nl}
{nl} Việt Long /RFA

{nl}{nl}