Hạ viện Hoa Kỳ điều trần về nhân quyền Việt Nam

@ 25 March 2010 05:41 AM

{nl}
{nl} {nl}
{nl} Hôm{nl} 23-3, Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos thuộc Hạ viện Hoa Kỳ tổ chức buổi {nl}điều trần với sự tham dự của một số dân biểu Mỹ nổi tiếng như Chris {nl}Smith, Frank Wolf, Cao Quang Ánh cùng những nhà đấu tranh cho nhân {nl}quyền, tôn giáo tại Việt Nam.

Buổi điều trần tại Hạ viện Hoa kỳ {nl}mở đầu bằng những phát biểu của các dân biểu hàng đầu là Chris Smith {nl}thuộc tiểu bang New Jersey chủ trì cuộc điều trần, và dân biểu Frank {nl}Wolf, đồng chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos.

Ngày càng {nl}sa sút

Nói chung hai dân biểu này lưu ý đến tình hình nhân {nl}quyền, tự do tôn giáo ngày càng sa sút tại Việt Nam, và nhắc lại việc Bộ{nl} ngoại giao Mỹ đưa VN ra khỏi danh sách CPC, tức những nước cần quan tâm{nl} đặc biệt về đàn áp tôn giáo, thì những tưởng rằng tình hình sẽ khá hơn,{nl} nhưng trên thực tế, Hà Nội hiện ngày càng đàn áp nhân quyền, tôn giáo {nl}trầm trọng hơn.

Sau khi được dân biểu Chris Smith giới thiệu, dân{nl} biểu Cao Quang Ánh thuộc tiểu bang Louisiana điều trần chi tiết về tình{nl} hình nhân quyền, tự do tôn giáo ở VN.

Ông Cao Quang Ánh cho {nl}biết rằng nhà cầm quyền CSVN mở đầu chiến dịch bạo tàn của họ bằng cuộc {nl}cải cách ruồng đất hồi đầu thập niên 50, khi hàng ngàn người có đất bị {nl}hành quyết. Nhiều tu sĩ hàng đầu, lãnh đạo giáo hội bị mất tích, và tình{nl} trạng này kéo dài cho tới ngày nay khi những nhà dân chủ, những người {nl}đấu tranh cho tự do tôn giáo thường xuyên bị sách nhiễu, bị bắt bớ, bị {nl}bỏ tù, bị tra tấn.

Theo dân biểu Cao Quang Ánh, ưu tiên của Hà {nl}Nội sau khi chiếm được miền nam hồi 30 tháng 4 năm 1975 là phải bảo đảm {nl}rằng mọi hoạt đông tôn giáo đều bị theo dõi và kiểm soát chặt chẽ. Nhà {nl}nước nhanh chóng tịch thu tài sản, đất đai của các giáo hội và giam giữ {nl}những lãnh tụ tôn giáo.

Nói chung, Dân biểu Cao Quang Ánh cho {nl}biết: “Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh là trong mấy năm vừa qua Việt Nam {nl}càng ngày càng thụt lùi về tự do tôn giáo và nhân quyền, nhất là hành {nl}động của nhà cầm quyền Việt Nam trong những vụ như Ðồng Chiêm, Bát Nhã, {nl}cùng nhiều nơi khác. Và những điểm chính mà tôi điều trần tại Hạ viện Mỹ{nl} hôm nay bao gồm việc thúc đẩy Tổng thống Barack Obama cùng ngoại trưởng{nl} Hillary Clinton đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, tức những nước cần {nl}quan tâm đặc biệt về đàn áp tôn giáo, hay là xếp Việt Nam vào hạng 3 {nl}trong chương trình TIP (Trafficking in persons), tức buôn người.”

Chủ{nl} trì buổi điều trần, dân biểu Chris Smith nhận xét rằng ông cảm ơn một {nl}điều quan trọng là dân biểu Cao Quang Ánh nêu lên vấn đề đưa Việt Nam {nl}trở lại danh sách CPC, tức những nước cần quan tâm đặc biệt về đàn áp {nl}tôn giáo. Dân biểu Chris Smith nhắc lại rằng kể từ khi Việt Nam được gia{nl} nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hồi năm 2007, Việt Nam thụt {nl}lùi nhanh chóng so với những nước khác mà ông từng chứng kiến.

Sau{nl} khi có quan hệ song phương Mỹ-Việt, dân biểu Chris Smith cho biết tiếp,{nl} người ta hy vọng tình hình nhân quyền VN được cải thiện, nhưng nó không{nl} xảy ra. Về tự do tôn giáo, Việt Nam đã thụt lùi với nhiều vụ đàn áp tôn{nl} giáo.

Hiện diện tại buổi điều trần có dân biểu James P. {nl}McGovern, đồng chủ tịch Ủy ban nhân quyền Tom Lantos. Một trong những {nl}nhận xét của ông là điều trần của dân biểu Cao Quang Ánh là một khuyến {nl}cáo thiết thực, và ông hy vọng chính phủ Việt Nam sẽ lắng nghe.

Dân{nl} biểu McGovern thiết tha hy vọng rằng Việt Nam sẽ chấm dứt tình trạng {nl}khủng bố tôn giáo vốn đang tiếp diễn, để quay sang tôn trọng những quyền{nl} căn bản của người dân.

Tham dự điều trần có ông Michael {nl}Cromartie, Phó chủ tịch ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ. Ông {nl}Michael mở đầu bài điều trần rằng cách nay 9 tháng ông đã trình bày {nl}trước ủy ban nhân quyền Tom Lantos này về tình hình tự do tôn giáo tại {nl}Việt Nam. Nhưng buồn thay, ông nhấn mạnh là ông không thể nói rằng tình {nl}hình đã được cải thiện ở Việt Nam.

Theo ông thì Việt Nam tiếp {nl}tục thụt lùi về nhân quyền. Vẫn còn nhiều vụ vi phạm tự do tôn giáo. Còn{nl} rất nhiều người bị giam giữ vì hành đạo độc lập hay bảo vệ tự do tôn {nl}giáo trong ôn hòa. Còn quá nhiều trường hợp kỳ thị và cưỡng bức tín đồ {nl}Tin Lành bỏ đạo. Có quá nhiều trường hợp giới cầm quyền cho phép sử dụng{nl} bạo lực hành hung các tín đồ Phật Giáo, Công Giáo.

Ông Michael {nl}Cromartie lưu ý rằng những hành động lạm quyền như vậy tiếp diễn dù đi {nl}ngược lại hiến pháp Việt Nam, dù Việt Nam có nghĩa vụ quốc tế trong {nl}khuôn khổ Bản tuyên ngôn nhân quyền LHQ hay Công ước về các quyền dân sự{nl} và chính trị.

Vai trò của Hoa Kỳ

Theo đề nghị của{nl} ông Michael thì vấn đề Việt Nam phải là một ưu tiên của hành pháp và {nl}lập pháp Hoa Kỳ. Ðó là chính phủ Obama có thể bảo đảm tự do tôn giáo cho{nl} người dân Việt Nam bằng cách đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Và thứ{nl} hai là chính phủ Obama cũng có thể có tiếng nói về nhân quyền mạnh hơn {nl}tại Việt Nam bằng cách ủng hộ việc thông qua Ðạo luật Nhân quyền Việt {nl}Nam.

Theo Tiến sĩ Scott Flipse thuộc Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc {nl}tế Hoa Kỳ cũng có mặt tại buổi điều trần, thì điều quan trọng là phải {nl}đưa ra ánh sáng mọi điều tốt xấu đang diễn ra trong mối quan hệ giữa Hoa{nl} Kỳ và Việt Nam. Mặc dù có những điều tốt, nhưng cũng có rất nhiều vấn {nl}đề trong mối quan hệ này, đặc biệt là nhân quyền bị đàn áp.

Việt{nl} Nam đi ngược lại lời hứa với cộng đồng thế giới và cả người dân của {nl}chính họ. Do đó, theo TS Scott Flipse, cuộc điều trần nầy chú trọng tới {nl}những gì mà Hoa Kỳ có thể giúp, Hoa Kỳ có thể lên tiếng như thế nào, áp {nl}lực ra sao để Việt Nam tôn trọng nghĩa vụ của họ.

Lên tiếng với {nl}người dân Việt Nam, TS. Scott khẳng định rằng Hoa Kỳ luôn bên cạnh họ, {nl}Hoa Kỳ sẽ nói lên không những với những ai muốn mở rộng thương mại, mà {nl}còn với những ai muốn có tự do nhiều hơn và những quyền căn bản được bảo{nl} đảm.

Ông Scott Flipse, giám đốc các chương trình Ðông Á, thuộc {nl}Ủy ban USCIRF. RFA PHOTO Ðó là điều mà TS Scott hứa cho tới hơi thở cuối{nl} cùng, khi nào ông vẫn còn làm cho chính phủ Hoa Kỳ. TS Scott tin chắc {nl}rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ lên tiếng cho những ai muốn có tự do.

Tại{nl} buổi điều trần, Tiến sĩ Nguyễn Ðình Thắng, giám đốc điều hành ủy ban {nl}cứu người vượt biển trụ sở tại Virginia, Hoa Kỳ, lưu ý về khía cạnh lao {nl}động.

Ông cho biết: “Chúng tôi tập trung vào vấn đề buôn bán lao{nl} động mà trong đó chính quyền Việt Nam có can dự vào trong đó qua những {nl}chính sách của nhà nước như xóa đói giảm nghèo và đặc biệt là Bộ Lao {nl}Ðộng-Thương Binh-Xã Hội là cơ quan chính quyền trực tiếp điều hành và {nl}thực hiện chính sách đó.

Chúng tôi có những chứng cớ cho thấy {nl}rằng những giới chức rất là cao cấp ở trong Bộ Lao động-Thương binh-Xã {nl}hội có can dự vào vấn đề buôn người hoặc là bao che cho những kẻ buôn {nl}người. Tôi đề nghị Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào và liệt kê vào {nl}hạng 3, thứ hạng thấp nhất trong vấn đề buôn người có lẽ trầm trọng {nl}nhất.

Việt Nam xứng đáng nằm trong hạng 3 cho tới khi Việt Nam {nl}thực sự thay đổi về luật pháp và bảo vệ cho nạn nhân cũng như truy tố {nl}những thủ phạm kể cả những giới chức chính quyền cao cấp mà có vấn đề {nl}hối lộ tham nhũng và liên đới đến tình trạng buôn bán người lao động.”

Trong{nl} số những nhân vật điều trần tại Hạ Viện Mỹ vừa rồi có BS Nguyễn Quốc {nl}Quân, Chủ tịch hội đồng điều hợp của tổ chức quốc tế yểm trợ cao trào {nl}nhân bản, trụ sở tại Washington.

BS Nguyễn Quốc Quân nhận xét: {nl}“Trong thời gian gần đây đã có vài dấu hiệu tương đối khả quan hơn là {nl}những ngày đầu năm. Người ta thấy là LM Nguyễn Văn Lý đã được trả tự do,{nl} mặc dầu là tự do tạm vì lý do sức khỏe, cũng như là LS Lê Thị Công Nhân{nl} cũng đã mãn hạn tù ra về.

Ðồng thời tôi nghĩ rằng tình trạng {nl}nhân quyền sẽ được cải thiện trong những ngày sắp tới đây, vì theo như {nl}chỗ chúng tôi được biết là ông phụ tá Tổng trưởng ngoại giao, ông {nl}Campbell, đã sang Việt Nam và đã mang một thông điệp rất rõ rệt là nhà {nl}cầm quyền cộng sản phải chấm dứt, phải giảm bớt sự đàn áp các phong trào{nl} tranh đấu cho dân chủ cũng như là các nhân vật tranh đấu cho Việt Nam, {nl}nếu không thì nó sẽ ảnh hưởng đến vấn đề bang giao, và đặc biệt là vấn {nl}đề giao thương.”

Hòa thượng Thích Nguyên Trí, Phó chủ tịch Hội {nl}đồng điều hành GHPGVNTN tại Hoa Kỳ thì kêu gọi mọi người cầu nguyện để {nl}các đấng thiêng liêng sớm giúp dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh đàn áp {nl}của giới cầm quyền trong nước.

Hòa thượng Thích Nguyên Trí, phó {nl}chủ tịch hội đồng điều hành GHPGVNTN tại Hoa Kỳ. Photo courtesy of {nl}thuvienhoasen.org Hòa thượng nói: “Sở dĩ chúng tôi ngày hôm nay có mặt {nl}là vì vấn đề nhân quyền - tôn giáo ở Việt Nam càng ngày càng quá ư trì {nl}trệ, vì vậy chúng tôi kỳ này lên là cũng muốn rằng làm sao chính phủ Hoa{nl} Kỳ phải dùng những biện pháp nào để cho chế độ cộng sản Việt Nam cần {nl}phải thay đổi đường lối cho tốt đẹp hơn vì trên 30 năm mà nhân dân Việt {nl}Nam hoàn toàn mất tất cả quyền tự do, nhất là quyền tự do làm người.

Chúng{nl} tôi là người tôn giáo thì luôn luôn nghĩ đến vấn đề thiêng liêng, ơn {nl}trên của tất cả các vị Chúa hay là Phật hoặc tất cả các vị thiêng liêng {nl}của tổ tông ông bà.

Ngoài vấn đề nhân lực của mình vận động, tuy{nl} nhiên tất cả trong và ngoài nước chúng ta hướng về những đấng thiêng {nl}liêng chúng ta cầu nguyện để chúng ta tấn công một nước Việt Nam từ ngàn{nl} xưa tới giờ luôn luôn lệ thuộc tất cả các cường quốc mà kỳ này cộng sản{nl} họ nắm chính quyền quá lâu làm cho nhân dân Việt Nam chúng ta càng ngày{nl} càng đau khổ, nhất là quyền làm người.

Vì vậy chúng tôi kêu gọi{nl} toàn thể nhân dân Việt Nam trong nước cũng như là ở ngoài nước, ngoài {nl}vấn đề nhân lực để chúng ta vận động, chúng ta còn phải cầu nguyện đến {nl}đấng thiêng liêng, nhờ cái tha lực và nội lực của chúng ta thì mới có {nl}thể qua khỏi ách thống trị của người cộng sản cầm quyền trong mấy chục {nl}năm qua.”

{nl}
{nl} Thanh Quang / RFA

{nl}{nl}