TÌNH HÌNH SỤT GIẢM NGUỒN NƯỚC Ở VIỆT NAM

@ 1 April 2010 07:57 AM
{nl}{nl}{nl}Tin Gò Công - Việc khai thác quá mức của con {nl}người và biến đổi khí hậu đang làm cho nguồn tài nguyên nước mặt của {nl}Việt Nam bị suy giảm về số lượng. Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc {nl}tế về tài nguyên nước, mức khai thác được phép tại các quốc gia chỉ nên {nl}giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy. Trong khi đó theo Bộ Tài {nl}nguyên Môi trường của Cộng sản Việt Nam, thì hầu hết các tỉnh miền Trung{nl} và Tây nguyên của Việt Nam hiện nay đã và đang khai thác trên 50% lượng{nl} dòng chảy về mùa khô, khiến các dòng sông càng cạn kiệt. Riêng tại tỉnh{nl} Ninh thuận, hiện các dòng chảy đã bị khai thác tới 70 đến 80%. Việc {nl}khai thác nguồn nước đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất {nl}lượng tài nguyên nước trên 7 đến 8 lưu vực sông lớn của Việt Nam như {nl}sông Hồng, sông Thái Bình và sông Ðồng Nai. Nguyên nhân chính dẫn đến {nl}tình trạng này là sự gia tăng nhanh về dân số làm cho việc khai thác tài{nl} nguyên nước và các tài nguyên liên quan đến nước, như đất và rừng vượt {nl}quá mức cho phép khiến tài nguyên nước bị suy kiệt.

Theo một {nl}thống kê gần đây của Bộ Tài nguyên và môi trường, thì các lưu vực sông {nl}lớn ở Việt Nam như sông Cửu Long ở miền Nam, lưu vực sông Hồng ố sông {nl}Thái Bình đều phụ thuộc phần lớn nguồn nước từ quốc tế. Sông Cửu Long {nl}phụ thuộc 95% nguồn nước quốc tế, trong khi lại sử dụng nhiều nước nhất {nl}và tỷ lệ trữ nhỏ nhất, mật độ dân số cao nhất và có số dân nghèo cao {nl}thứ hai trong cả nước. Lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình phụ thuộc đến{nl} 40% nước sông từ Trung cộng chảy về, trong khi lượng nước bình quân đầu{nl} người thấp, mật độ dân số và số người nghèo cũng cao.

Viện khoa {nl}học thủy lợi miền Nam cho biết các dòng sông cạn kiệt, đặc biệt là ở {nl}miền Trung, là do người ta lấy nước ở các hồ chứa tưới cho các hệ thống {nl}tưới, nhưng người ta lại không xả nước xuống sông nên sông đang cạn dần.{nl} Ngoài ra biến đổi khí hậu cũng khiến nguồn nước mặt các con sông bị {nl}giảm đi, và gây nên hiện tượng nhiễm mặn ở các dòng sông. Một chuyên gia{nl} thuộc trường đại học Thủy lợi cho biết suy thoái là do nhiệt độ tăng {nl}lên, trong vòng một thập kỷ như thế là khoảng 0.6 độ C, làm bốc hơi {nl}tăng lên và làm dòng chảy giảm xuống, tài nguyên nước giảm đi. Thứ hai {nl}là khi nhiệt độ tăng lên thì nhu cầu nước cho cây trồng vật nuôi đều {nl}tăng lên, kể cả sinh hoạt của con người yêu cầu cũng tăng lên. Và nhu {nl}cầu càng tăng thì làm cho tài nguyên nước giảm xuống. Nhiệt độ tăng và {nl}biến đổi khí hậu làm nước biển dâng cao, đưa nước mặn xâm nhập sâu vào {nl}trong lòng sông làm cho lượng nước ngọt giảm đi và nước lợ, nước mặn {nl}tăng lên.

Theo các chuyên gia, để phát triển bền vững nguồn tài {nl}nguyên nước, giảm thiểu khó khăn về suy thoái nguồn tài nguyên này trên {nl}các lưu vực sông, Việt Nam cần coi trọng các biện pháp như xây dựng các {nl}hồ chứa ở thượng lưu để điều tiết nguồn nước và vận hành theo quy trình{nl} hợp lý. Ðồng thời xây dựng các công trình khai thác lấy nước mặt, nước {nl}dưới đất ở trung và hạ lưu các lưu vực sông nhằm đáp ứng các nhu cầu sử {nl}dụng nước và duy trì dòng chảy môi trường. (SBTN){nl}{nl}