BÁO CHÍ PHÁP VIẾT VỀ VIỆC TRUNG CỘNG XÂY ÐẬP THỦY ÐIỆN NGĂN CHẶN SÔNG MEKONG

@ 7 April 2010 12:25 AM
Tin Hua Hin - Trong lúc đang diễn ra {nl}một hội nghị quốc tế về sông Mekong tại thành phố Hua Hin ở Thái Lan, {nl}hôm qua báo chí tại Pháp đã đồng loạt viết về việc Trung Cộng đã thao {nl}túng sông Mekong mà chẳng cần tham khảo các nước láng giềng, và lại {nl}càng không quan tâm đến việc họ có đồng ý hay không. Ðó là nhận xét của{nl} ông Carl Middleton, thuộc tổ chức International Rivers, được nhật báo {nl}Le Figaro trích dẫn. Tờ Le Figaro dành hẳn một trang báo cho hội nghị {nl}thượng đỉnh diễn ra hôm nay tại Hua Hin giữa bốn quốc gia hạ nguồn sông {nl}Mekong là Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam. Tờ báo nhắc lại dòng sông{nl} Mekong dài đến 4900 cây số, chảy qua sáu quốc gia, từ lâu vốn đầy bí {nl}ẩn với các nhà thám hiểm. Sông Mekong có hơn 1500 loài cá khác nhau, từ{nl} loại cá lóc khổng lồ, loại lươn dài đến hàng chục thước, cá đuối có {nl}gai độc nặng hơn nửa tấn. Thế mà dòng sông dài nhất Ðông Nam Á hiện {nl}đang giãy chết, hệ thống sinh thái đang bị đảo lộn. Từ khi Trung Cộng {nl}nhúng tay vào, 60 triệu con người sống dựa vào dòng sông này hiện đang {nl}phải nhận lãnh bản án treo.

Tờ báo nhắc lại một báo cáo do Chương trình Môi trường Liên Hiệp {nl}Quốc và Viện Kỹ thuật Châu Á công bố vào tháng 5 năm 2009 đã khẳng định,{nl} các đập thủy điện Trung Cộng có nguy cơ làm cho dòng sông Mekong vốn {nl}giàu nguồn lợi thiên nhiên bị bức tử. Một nhà sinh thái học nhận xét do{nl} không có hiệp ước quốc tế nào quy định việc sử dụng các dòng sông {nl}xuyên biên giới, nên Trung Cộng đang nắm đằng chuôi vì họ ở thượng {nl}nguồn. Họ có thể sử dụng tùy thích, và đương nhiên họ không bỏ qua cơ {nl}hội. Nay thì các nước Ðông Nam Á đang muốn tính sổ với Bắc Kinh lâu nay{nl} vẫn chối bỏ trách nhiệm, thậm chí còn khoe là các đập thủy điện của họ{nl} có tác dụng tích cực đối với môi trường. Lần này Trung Cộng đã chịu {nl}tham dự hội nghị, và do lo ngại bị phản kháng, nên đã chấp nhận cung {nl}cấp các dữ liệu về mực nước.




Ðặc phái viên của Le Figaro đã đến một làng {nl}chài Thái ở Chiang Khong, là nơi dân làng bất lực nhìn dòng sông Mekong{nl} đang dần cạn. Chỉ có một ngư dân già nua quăng lưới, trong thuyền của {nl}ông có mỗi một con cá bé tí, nhỏ đến nỗi ông chẳng dám cho xem. Ngư dân{nl} 71 tuổi này bực tức nói ngày xưa, mực nước sông lên xuống tùy theo {nl}mùa, còn bây giờ thì tùy theo lượng nước mà người Trung Cộng cần. Ông {nl}Carl Middleton nhận xét, trong vòng 15 năm qua, dòng sông Mekong huyền {nl}thoại đã bị biến thành một nhà máy điện khổng lồ. Các nhà sinh thái lo {nl}ngại không chỉ cho tương lai của các ngư dân, mà còn cho cuộc sống {nl}truyền thống trải dài theo dòng sông. Ðược tranh cãi nhiều nhất là hậu {nl}quả của nó trên các loài cá di cư, và các ruộng lúa ở vùng đồng bằng {nl}sông Cửu Long -- nơi tập trung hơn phân nửa sản lượng gạo của Việt Nam,{nl} nhưng lại bị lệ thuộc vào lượng nước từ các nhà máy thủy điện Trung {nl}Cộng.

Còn tại Cam Bốt, người ta còn lo sợ {nl}trước nguy cơ nạn đói. Tất cả các thành phố lớn của Lào đều nằm bên {nl}sông, và thành phố Sài Gòn của Việt Nam đang bị đe dọa do dòng chảy yếu{nl} và ô nhiễm. Một nhà nghiên cứu về nghề nuôi cá ở sông Mekong cho biết {nl}từ khi đập thủy điện đầu tiên của Trung Cộng được xây dựng, nguồn cá {nl}trở nên khan hiếm, và kích cỡ trung bình giảm đi nhiều. Có 20% số loài {nl}cá đã bị tuyệt chủng. Cho dù Bắc Kinh vẫn từ chối tham gia Ủy ban sông {nl}Mekong, nhà hoạt động Carl Middleton nhận xét đây là một vấn đề cốt tử {nl}và việc xây dựng tràn lan các đập thủy điện trên sông Mekong có thể dẫn{nl} đến một cuộc xung đột quốc tế. Người ta đang chờ đợi xem kết quả của {nl}phiên họp diễn ra tại Hua Hin ngày hôm nay như thế nào, SB-TN sẽ theo {nl}dõi và tường trình cùng quý khán thính giả trong bản tin buổi chiều của{nl} đài.{nl}{nl}