Linh mục Nguyễn Văn Lý gặp Ðại sứ Canada tại Việt Nam qua điện thoại

@ 8 April 2010 08:37 PM
{nl} {nl}

Bản tin ngày 06-04-2010
 
Ngày 30-03-2010, Bà Deanna {nl}Horton, Ðại sứ Canada tại Việt Nam, từ Hà Nội, đã nói chuyện điện thoại{nl} bằng tiếng Pháp -qua trung gian một thông dịch viên- với Linh mục {nl}Tađêô Nguyễn Văn Lý đang ở tại Nhà Chung, Tổng Giáo Phận Huế, 69 Phan {nl}Ðình Phùng, thành phố Huế. (Các bản tin trước nói lộn thành 64. Chúng {nl}tôi chân thành cáo lỗi). Cuộc nói chuyện kéo dài từ 11g30 đến 12g25.
{nl}
 
Mở đầu, bà đại sứ cho biết Chính phủ {nl}và Quốc hội Canada luôn quan tâm can thiệp cho các tù nhân lương tâm và{nl} đặc biệt cho linh mục Lý. Chính phủ và Quốc hội Canada muốn giúp Linh {nl}mục điều trị theo hướng tích cực nhất, nghĩa là bằng lòng tài trợ hoàn {nl}toàn và bảo đảm các thủ tục để đưa Linh mục ra ngoại quốc chữa bệnh. {nl}Chắc chắn Linh mục sẽ khỏi bởi vì những bệnh tương tự, Canada đã có {nl}kinh nghiệm chữa trị nhiều rồi, với phương tiện máy móc đầy đủ và với {nl}các loại thuốc dân tộc bản địa, chẳng cần dùng thuốc tây y. (Chú thích: {nl}Quốc hội và Chính phủ Canada sở dĩ lưu tâm đặc biệt đến vấn đề nhân {nl}quyền ở Việt Nam, phần lớn cũng là nhờ cộng đồng người Việt tự do và {nl}các nhóm Yểm trợ Dân chủ của người Canada lẫn người Việt đang hoạt động{nl} rất tích cực tại Montreal, Toronto và Vancouver).
 
{nl}
Như những lần trước với các tổ chức khác, Linh mục {nl}Lý ngỏ lời cảm ơn Bà Ðại sứ và cho biết rằng việc ra đi như vậy nằm {nl}trong kế hoạch của nhà cầm quyền Việt Nam. Họ sẽ trì hoãn việc cho Linh{nl} mục trở về nước, nghĩa là đợi cho đến khi Lm đến tuổi thật cao, khoảng{nl} 80 tuổi!?! Bà Ðại sứ cười, tỏ ra hiểu chuyện. Bà đưa ra phương án thứ {nl}hai: Nếu Lm không bằng lòng đi thì sẽ có một phái đoàn bác sĩ, chuyên {nl}viên cùng với các dụng cụ tối tân sẽ đến tại Nhà Chung để điều trị. {nl}Phái đoàn này tháng 7 sẽ qua Việt Nam, và hy vọng có chuyên môn đủ để {nl}chữa lành linh mục.
 
Sau {nl}khi cảm ơn về nhã ý của Chính phủ, Quốc hội và Bà Ðại sứ Canada, linh {nl}mục nói tiếp: Ðiều tôi cần nhất hiện nay là điều trị các khối u trong {nl}đầu óc của toàn dân Việt Nam. Gồm có 4 việc cấp bách như sau:
{nl}
 
- Thứ nhất, xin Quốc hội và Chính phủ {nl}Canada vận động với nhà cầm quyền Việt Nam và các cơ quan ngôn luận {nl}quốc tế để nhà cầm quyền Việt Nam sớm thả các tù nhân lương tâm mà họ {nl}đã bắt giữ trong các năm qua, nhất là từ 2007 tới giờ. Trong đó đặc {nl}biệt có anh Nguyễn Phong và anh Nguyễn Bình Thành là hai người (ct: {nl}cùng vụ với Lm Lý) mà cho tới nay vẫn phủ nhận phiên tòa phi pháp và {nl}bản án bất công ngày 30-03-2007 nên vẫn tiếp tục bị biệt giam, một người{nl} tại Thanh Hóa, một người tại Ðồng Nai. Ngoài ra còn có luật sư Nguyễn {nl}Văn Ðài bị bắt từ 2007 và đang bị giam giữ tại trại tù Nam Hà (ct: tức {nl}trại Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cùng chỗ với Lm Lý). Rồi gần {nl}đây là khá nhiều chiến sĩ dân chủ hòa bình khác, tất cả cũng độ 20 {nl}chục. Bà Ðại sứ trả lời: Chính phủ và Quốc hội Canada đã luôn quan tâm {nl}đến chuyện này và không ngừng can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam, rồi{nl} bà hứa sẽ tiếp tục vận động mạnh mẽ hơn nữa.
 
{nl}
- Thứ hai, xin Chính phủ và Quốc hội Canada can {nl}thiệp để toàn dân Việt Nam sớm có tự do ngôn luận. Về điều này, phải {nl}nói thẳng là rất nhiều ngoại giao đoàn thường xử sự kiểu ngoại giao, {nl}nghĩa là nhập nhằng, không rõ ràng, không quyết liệt khẳng định rằng {nl}nhân dân Việt Nam chưa có tự do ngôn luận, không mạnh dạn can thiệp vào{nl} các vụ vi phạm trầm trọng quyền này tại Việt Nam, khiến nỗi đau khổ {nl}của toàn dân Việt Nam vẫn cứ kéo dài. Chúng tôi, các nhà đấu tranh, {nl}thiếu phương tiện để nói lên điều này với quốc tế, thì xin Quý vị hãy {nl}nói dùm, hãy mạnh dạn chứng minh vắn gọn, rõ ràng với thế giới rằng tự {nl}do ngôn luận tại Việt Nam còn thua thời Karl Marx ở Luân Ðôn cách đây {nl}170 năm! Trước 1975, ở miền Nam, chúng tôi có báo tư nhân, có đài phát {nl}thanh, có đài truyền hình (của các tập thể lẫn các tôn giáo). Bây giờ {nl}ngay cả báo chí thì cũng chẳng có tờ nào! Khi vì ngoại giao mà lấp lửng{nl} chuyện này, thì các chính khách quốc tế đã vô tình làm chứng cho sự {nl}dối trá thay vì làm chứng cho sự thật, tiếp tục gây đau khổ cho nhân {nl}dân chúng tôi.
 
- Thứ ba, {nl}xin Chính phủ và Quốc hội Canada giúp phơi bày sự thật về ông Hồ Chí {nl}Minh. Quý vị đều biết rõ bộ mặt của nhân vật này nhưng vì cứ mãi kéo {nl}dài sự lập lờ trước quốc tế, khiến cho nhà cầm quyền Việt Nam được thể {nl}duy trì huyền thoại dối trá đó, đầu độc tâm trí giới trẻ, gây tai hại vô{nl} vàn cho nhân dân nước Việt.
 
- Thứ tư, xin Chính phủ và Quốc hội Canada giúp phong trào đấu {nl} tranh trong nước, đặc biệt Khối 8406 chúng tôi, tẩy chay cuộc bầu cử {nl}quốc hội giả tạo năm 2011 tới. (Nói chung, linh mục Lý cũng trình bày {nl}cho Bà Ðại sứ Canada y như cho bà phó đại sứ Hoa Kỳ Virginia E. Palmer {nl}hôm 23-03-2010).
 
Bà Ðại {nl}sứ ghi nhận tất cả và hứa sẽ tiếp tục can thiệp giúp các nhà tranh đấu,{nl} các chiến sĩ hòa bình dân chủ; còn những mục tiêu đấu tranh cụ thể {nl}(đặc biệt của Khối 8406) thì bà nói sẽ trình bày lên Quốc hội và Chính {nl}phủ Canada để họ ủng hộ. Thấy thái độ cởi mở, biết lắng nghe của Bà Ðại {nl}sứ, Linh mục Lý tranh thủ nói thêm:
 
Khối 8406 chúng tôi đang chuyển lối đấu tranh từ thế chịu đàn {nl} áp, đối phó, đỡ gạt sang thế chủ động chinh phục đối phương bằng con {nl}đường đạo đức. Chúng tôi cố gắng đào tạo một lớp chiến sĩ hòa bình đầy {nl}nhân bản, văn hóa, đạo đức, lịch sự, hiếu hòa, nhưng nhất định không {nl}thỏa hiệp. Chúng tôi tiếp tục phát động phong trào "Toàn dân mặc áo {nl}trắng đòi dân chủ cho Việt Nam vào ngày 01 và 15 mỗi tháng". Xin quý {nl}chính khách quốc tế quan tâm ủng hộ chiến dịch này.
 
{nl}
Bà Ðại sứ nói: Vâng, chúng tôi sẽ cố gắng nghe theo{nl} lời Linh mục và sẽ có thái độ dứt khoát, rõ ràng hơn. Nhưng chúng tôi {nl}cũng hết sức để tránh bị chụp mũ là "can thiệp vào nội bộ Việt Nam". Lm{nl} Lý liền trả lời:
 
Quan {nl}niệm "can thiệp nội bộ" của Nhà cầm quyền Việt Nam thì xin Bà hiểu như {nl}sau: Nhà cầm quyền Việt Nam khi muốn xía vào chuyện nội bộ của nước nào{nl} (như tại Campuchia trước đây) thì nói đấy là "nghĩa vụ quốc tế cao cả"!{nl} Nhưng khi muốn phủi tay không can thiệp hay muốn tránh né không phê {nl}bình (như đối với Myanmar hiện giờ) thì lại nói rằng họ tôn trọng {nl}chuyện nội bộ của nước khác. Ðó là lập luận có tính cách gian trá, {nl}thiếu sòng phẳng của nhà cầm quyền Hà Nội. Riêng lập trường của chúng {nl}tôi thì xin thưa với Bà Ðại sứ như sau: Hiện nay, quả đất càng ngày {nl}càng thu nhỏ và nhân loại nên như một gia đình, vì chúng ta liên lạc {nl}quan hệ với nhau một cách dễ dàng, chặt chẽ và mật thiết hơn. Hầu như {nl}tất cả mọi giá trị đều được toàn cầu hóa, nhất là các giá trị của văn {nl}minh, của nhân quyền. Vì thế, các quốc gia dân chủ đều chỉ ưa quan hệ {nl}với một nhà nước văn minh tôn trọng nhân quyền. Việt Nam muốn hội nhập {nl}vào xã hội tiến bộ của loài người, muốn đi họp Liên Hiệp Quốc, muốn {nl}thiết lập bang giao với các nước thì phải có một mặt bằng tiêu chuẩn về{nl} văn minh, về nhân quyền như họ. Nhưng đang khi muốn làm tất cả những {nl}chuyện ấy càng nhiều càng tốt mà Việt Nam lại cứ khăng khăng nói "việc {nl}nội bộ của chúng tôi" khi bị chất vấn về nhân quyền dân chủ, bị tố cáo {nl}đàn áp nhân dân đồng bào, thì xin Quý vị hãy nói với nhà cầm quyền Hà {nl}Nội rằng: nếu ưa dùng chiêu bài "chớ can thiệp chuyện nội bộ" thì Việt {nl}Nam đừng tiếp xúc với quốc tế, đừng dự họp LHQ, đừng cử phái bộ ngoại {nl}giao đi các nước, đừng tham gia các hội nghị toàn cầu! Một chính phủ {nl}muốn hội nhập với năm châu, muốn thiếp lập quan hệ ngoại giao rộng rãi,{nl} muốn nhận được sự giúp đỡ của nhiều nước mà lại cứ sợ người ta "can {nl}thiệp vào chuyện nội bộ", thì như vậy có nghĩa là quyền lợi luôn mong {nl}hưởng thụ mà trách nhiệm lại chuyên khước từ. Quả là vô lý! Về chuyện {nl}này, xin Quý vị nắm vững nguyên tắc: Việt Nam muốn nhờ sự giúp đỡ của {nl}quốc tế, muốn quan hệ với năm châu thì phải theo tiêu chuẩn mặt bằng {nl}nhân quyền của loài người. Các nhân quyền này, những Công ước Quốc tế đã{nl} nói rất rõ, nhưng các chính phủ độc tài lúc nào cũng tìm cách định {nl}nghĩa lại tiêu chuẩn độc đoán của họ. Vậy Quý vị đừng sợ rằng các nhà {nl}nước đó trách móc Quý vị can thiệp nội bộ, trái lại hãy nói thẳng với {nl}họ rằng chúng tôi chỉ muốn quan hệ với những nhà nước văn minh thôi, {nl}chúng tôi chỉ muốn giúp đỡ những nhà nước bằng lòng cho người dân được {nl}hưởng những nhân quyền cơ bản, chúng tôi có quyền chất vấn và đòi hỏi {nl}về nhân quyền dân chủ với các nhà nước có quan hệ ngoại giao, thương {nl}mại, văn hóa… với chúng tôi. Xin nói thẳng với Việt Nam như thế, chớ {nl}ngại ngùng gì!
 
Bà Ðại sứ {nl}nói: Tôi xin tiếp thu ý kiến của Linh mục và chúng tôi hứa sẽ cố gắng {nl}hết sức để đạt được những sự việc cụ thể như Linh mục yêu cầu. Xin cảm {nl}ơn.
 
Nhóm Phóng viên {nl}FNA Khối 8406 tường trình từ Huế
22g30{nl} ngày 06-04-2010
 
{nl}{nl}