HÀ NỘI BÁO NGUY TRUNG CỘNG HỎA MÙ DƯ LUẬN QUỐC TẾ TRONG CUỘC CHIẾN GIÀNH ÐẢO HOÀNG SA TRƯỜNG SA

@ 26 April 2010 07:16 AM
{nl}{nl}{nl}
Tin Hà Nội - Cuộc chiến giành lại đảo Hoàng Sa và Trường Sa {nl}ngày một gay go thêm, tình hình Việt Nam có nhiều cơ nguy mất đảo Hoàng {nl}Sa, không chỉ vì Trung Cộng lấn biển tranh đảo, mà còn có dư luận {nl}truyền thông quốc tế cho thấy dân Việt Nam đã bị nhà nước tuyên truyền {nl}để tin sai lầm. Bản tin cho biết Trung Cộng đang có những bước đi nhằm {nl}từng bước hợp lý hóa chủ quyền lãnh hải tự vẽ ra, kể từ đầu tháng 3 năm{nl} 2010 Trung Cộng không ngừng gia tăng các hoạt động khẳng định chủ {nl}quyền tại khu vực này, đặc biệt là tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. {nl}Họ đã không ít lần dùng tới các chiêu bài mị dân, tung hỏa mù đối với {nl}dư luận trong nước và quốc tế. Có lẽ hành động đầy ngang ngược gần đây {nl}nhất mà người ta thấy đó chính là việc nước này công bố bản đồ lãnh hải {nl}hay còn gọi là Ðường ranh giới lưỡi bò. Từ trước đến nay tất cả các {nl}bằng chứng khảo cổ học của Trung Cộng không hề có bất kỳ một ghi nhận {nl}nào khi cho rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Cộng. Song với việc tạo {nl}ra các chứng cứ có phần giả tạo, Trung Cộng đã đơn phương đưa ra đường {nl}cơ sở trên biển của mình bất chấp sự phản đối gay gắt từ nhiều nước có {nl}cùng lợi ích trong khu vực.
 
Theo đó đường ranh giới này bao gồm 11 đoạn vẽ bao gộp các {nl}quần đảo Ðông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và bãi ngầm Trung Sa với điểm giới{nl} hạn phía nam là vĩ tuyến 40, bãi cạn Tăng Mầu của Mã Lai. Tiếp theo {nl}đó, ngày 26 tháng 12 năm 2009, Quốc Vụ Viện nước này đã ban hành chính {nl}thức Luật bảo vệ biển và hải đảo. Ðây được coi là văn bản pháp lý đầu {nl}tiên của Trung Cộng khẳng định chủ quyền tại một số hòn đảo còn đang {nl}gây tranh chấp với các nước như Nhật Bản và Việt Nam, đồng thời trong {nl}dự thảo luật này cũng đề cập đến việc tăng cường khai thác kinh tế, du {nl}lịch, nghề cá, dầu khí, khí đốt tại Hoàng Sa của Việt Nam.
{nl}
 
Ðến ngày 29 tháng 3 vừa qua cùng với {nl}Ðài Loan, Trung Cộng đã tổ chức Hội nghị hợp tác chủ quyền biển và bảo {nl}vệ môi trường. Ðây là một nước cờ nham hiểm nhằm thống nhất kế hoạch {nl}khai thác và bảo vệ môi trường kinh tế biển giữa hai bờ eo biển, trong {nl}đó đặc biệt nhấn mạnh việc đẩy mạnh các hoạt động khai thác tiềm năng {nl}kinh tế, du lịch đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hội nghị lần {nl}này còn bàn sâu hơn các vấn đề liên đến chủ quyền của quần đảo này, do {nl}Ðài Loan cũng có một phần chủ quyền trong đó đối với đảo Ba Bình. Ðồng {nl}thời hai bên cũng tỏ ra đồng thuận về một số điều luật cơ bản, theo đó {nl}dự trù sẽ tổ chức một diễn đàn khoa học biển lần thứ 7 vào ngày 8 tháng{nl} 8 tới tại Hàng Châu. Có thể nói bên cạnh các hoạt động tuyên truyền, {nl}mở các hội nghị qua đó nhằm khẳng định chủ quyền trái phép của mình tại{nl} Hoàng Sa, trong thời gian qua Trung Cộng còn tiến hành một loạt các {nl}hoạt động không được sự cho phép của Việt Nam tại vùng biển này.
{nl}
 
Ðầu tiên là việc Trung Cộng cho một số{nl} tàu ngư chính đến Hoàng Sa hoạt động. Sự có mặt của các tàu ngư chính {nl}được trang bị vũ trang này đã gây không ít khó khăn cho ngư dân của {nl}Việt Nam khi hành nghề tại đây. Tiếp đó ngày 27 tháng 11 năm ngoái tàu {nl}bệnh viện Hòa Bình Phương Châu 866 cũng đến vùng biển này của Việt Nam {nl}tiến hành khám chữa bệnh cho binh lính Trung Cộng đóng tại đây. Ðến đầu{nl} năm này, Trung Cộng đã cho phép chính quyền tỉnh Hải Nam tiến hành các {nl} hoạt động khai thác khảo cổ học tại khu vực Hoàng Sa. Theo đó thời gian{nl} bắt đầu thực hiện từ ngày 15 tháng 4 và sẽ kéo dài trong 2 tháng. {nl}Ngoài ra một công ty du lịch Tam Á của Trung Cộng còn thường xuyên tổ {nl}chức tour cho khách ra thăm viếng tại đây định kỳ hàng tháng.
{nl}
 
Như vậy có thể thấy rằng thông qua các{nl} hình thức tuyên truyền, khảo cổ nhằm tạo ra một cơ sở pháp lý mang {nl}tính lịch sử quan trọng và tiến hành các hành động khai thác trên thực {nl}tế, Trung Cộng ngày càng chứng tỏ chủ quyền trái phép đối với quần đảo {nl}Hoàng Sa của Việt Nam.(SBTN)
{nl}{nl}