TỔ CHỨC BOAT PEOPLE SOS TỐ CÁO NHỮNG BẰNG CHỨNG CHO THẤY HÀ NỘI VI PHẠM ÐIỀU KIỆN CHO GSP

@ 26 April 2010 07:25 AM
Tin Hoa Thịnh Ðốn - Một tổ chức trước đâu chuyên tranh đấu cho{nl} thuyền nhân và nay là những người lao động bị lợi dụng là tổ chức Boat{nl} People SOS, đã gửi một văn thư cho Phòng Ðại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ để {nl}cung cấp thêm tài liệu cho thấy nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chính {nl}thức ngăn cấm công nhân tham gia nghiệp đoàn ngay cả ở ngoài Việt Nam {nl}và dù vi phạm luật của quốc gia sở tại. Ðiều này cũng vi phạm một điều {nl}kiện tiên quyết cho quy chế GSP mà Việt Nam đang nộp đơn xin với nhà {nl}cầm quyền Hoa Kỳ. Nếu được quy chế này, Việt Nam sẽ không phải đóng {nl}thuế trên hàng ngàn mặt hàng nhập cảng vào Hoa Kỳ. Trên nguyên tắc, {nl}quốc gia nộp đơn phải tôn trọng quyền của người lao động về thành lập {nl}hay tham gia nghiệp đoàn độc lập nhằm bảo vệ quyền lợi qua điều đình {nl}tập thể. Tiến sĩ Nguyễn Ðình Thắng tố cáo rằng Việt Nam đã vi phạm Ðạo {nl}Luật Mậu Dịch năm 1974 của Hoa Kỳ đối với quy chế GSP, và gởi kèm với {nl}văn thư là hai tài liệu chứng minh mức can dự của Hà Nội trong vấn đề {nl}vi phạm.

Tài liệu thứ nhất là danh sách các văn bản do nhà cầm quyền {nl}Việt Nam quy định cho công nhân và người sử dụng lao động phải ký kết. {nl}Danh sách này được toà đại sứ Cộng sản Việt Nam chuyển cho chính phủ Mã{nl} Lai và các công ty tuyển lao động. Hợp đồng mẫu trong danh sách này có{nl} điều khoản quy định rằng người lao động không được quyền tham gia các {nl}nghiệp đoàn của Mã Lai. ông Thắng nói Hà Nội đã không tôn trọng quyền {nl}thành lập và tham gia nghiệp đoàn ngay cả đối với người lao động đã ra {nl}khỏi vòng kềm tỏa của luật pháp và chính sách của Việt Nam.
{nl}
 
Qua văn phòng hoạt động ở Mã Lai, Liên{nl} Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu đã thu thập được nhiều bản hợp đồng từ{nl} các nạn nhân của nạn buôn lao động. Các bản hợp đồng này đều chiếu {nl}theo các văn bản quy định của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam và đều có{nl} điều khoản cấm tham gia nghiệp đoàn. Tài liệu thứ hai kèm với văn thư {nl}là bằng chứng cho thấy các chủ sử dụng lao động Mã Lai đã dùng quy định{nl} của Hà Nội để tước đi những quyền căn bản của người lao động vốn được {nl}luật pháp Mã Lai bảo vệ. Theo Tiến sĩ Thắng, Liên Minh CAMSA đang nghiên{nl} cứu để phối hợp với các tổ chức nghiệp đoàn ở Mã Lai trong việc dùng {nl}luật pháp sở tại để vô hiệu hóa các điều khoản trái luật trong văn bản {nl}quy định bởi nhà cầm quyền Việt Nam.

Song song, BPSOS vận động nhà cầm {nl}quyền Hoa Kỳ không cấp quy chế GSP cho đến khi Việt Nam thực sự tôn {nl}trọng quyền của người lao động trong việc thành lập và tham gia nghiệp {nl}đoàn độc lập. Ông nói khi tham gia nghiệp đoàn ở quốc gia sở tại, người{nl} lao động Việt Nam sẽ có điểm tựa để đối phó với tình trạng bóc lột lao{nl} động và ngay cả buôn lao động. Ông cho biết mục tiêu trước mắt của {nl}Liên Minh CAMSA là yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam loại bỏ các {nl}điều khoản vi phạm quyền của người lao động trong hợp đồng lao động {nl}ngoài nước.

Thêm vào đó, Hà Nội cần ban hành luật chống buôn người bao {nl}gồm cả buôn lao động và đó là mục tiêu cho năm 2010 của Liên Minh {nl}CAMSA.(SBTN)

{nl}{nl}