TRUNG CỘNG SẼ KHÔNG NHƯỢNG BỘ VỀ VẤN ÐỀ BIỂN ÐÔNG
@ 10 May 2010 09:11 AM
|
Tin tổng hợp - Cơ hội thương lượng giữa các bên tranh chấp ở {nl}biển Ðông dường như ngày càng ít dần, khi Trung cộng tỏ ra ngày càng {nl}cứng rắn trong vấn đề chủ quyền. Báo South China Morning Post phát hành{nl} tại Hong Kong vừa có bài nhắc lại lập trường không khoan nhượng của {nl}Bắc Kinh trong cách giải quyết những tranh chấp về vấn đề biển đảo. Báo{nl} này cho rằng Bắc Kinh cương quyết bảo vệ các vùng biển mà Trung cộng {nl}coi là của mình. Bằng chứng được dẫn là các tàu tuần tiễu và cả tàu {nl}chiến của Trung cộng đã được đưa tới để tuần tra các khu vực kinh tế {nl}đặc quyền ngày càng nhiều so với trước. Tờ báo từ Hong Kong nói nhiều {nl}phần của các khu vực mà Bắc Kinh tự xác định chủ quyền này lại chồng lẫn{nl} với các quốc gia láng giềng, gây nguy cơ đối đầu và tranh chấp. Hôm {nl}thứ sáu Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada đã cho mời đại sứ Trung {nl}cộng tại Tokyo đến để phản đối về việc tàu hải quân Trung cộng theo sát{nl} một tàu thăm dò của Nhật ở một khu vực tranh chấp ở Ðông Hải, cách đảo{nl} Amami Oshima phía nam Nhật Bản 320 cây số. Cả Trung cộng lẫn Nhật Bản {nl}đều tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung cộng là Khương Du nhanh {nl}chóng phản ứng khi cho rằng tàu Trung cộng làm đúng phận sự, và việc họ {nl}thực hiện hoạt động thi hành pháp luật tại các khu vực đó là hoàn toàn {nl}hợp pháp. Giới phân tích cho rằng lý do chính để Trung cộng ráo riết {nl}hoạt động tại các vùng biển tranh chấp là vì nguồn tài nguyên biển. {nl}Chuyển mình từ một quốc gia nông nghiệp sang vị thế cường quốc hàng {nl}hải, Bắc Kinh sẽ không bao giờ nhân nhượng trong vấn đề tranh chấp chủ {nl}quyền biển đảo trong những ngày tới.
Giáo sư Vương Hán Linh là chuyên gia các vấn đề hàng hải tại {nl}Viện khoa học Xã hội Trung cộng, được dẫn lời nói Bắc Kinh đang nổi lên {nl}như một cường quốc và những tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng{nl} càng lúc càng trở nên nóng hơn. Ông cho biết những tranh chấp này đã {nl}nảy sinh từ những năm 1970, khi người ta tìm thấy dầu hỏa và các nguồn {nl}tài nguyên khác ở các quần đảo như Ðiếu Ngư, Hoàng Sa Trường Sa. Từ đó {nl}đã có ý tưởng là các nước Ðông Nam Á phải liên kết lại để đối đầu với {nl}Trung cộng, và trong một thời gian Bắc Kinh đã tỏ ra quan ngại về điều {nl}này. Thế nhưng theo ông Vương, sau 30 năm không thấy động tĩnh gì từ {nl}phía các nước Ðông Nam Á, Trung cộng nay cũng không còn lo lắng. Ông {nl}nói các nước láng giềng bản thân còn tranh chấp với nhau, nên khó có thể{nl} đoàn kết để chống lại Trung cộng. Và ngay sau khi họ liên hiệp lại thì{nl} cũng không đủ mạnh để thắng Trung cộng.
Mới đây bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam đã chính thức phản đối{nl} lệnh cấm đánh cá mà Trung cộng ban hành từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 1 {nl}tháng 8 ở biển đông, khi Phát ngôn viên Cộng sản Việt Nam tuyên bố Việt{nl} Nam sẽ có giao thiệp ngoại giao để phản đối quyết định này của Trung {nl}Quốc. Tuy nhiên ngư dân trong vùng vẫn rất lo lắng không biết việc mưu {nl}sinh của họ sẽ như thế nào. Các chuyên gia cho rằng trong những ngày {nl}tới, các lãnh tụ Hà Nội cũng sẽ không dám làm gì để chống chọi lại được{nl} với quan thày của mình. Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng {nl}khi đến thăm Thượng Hải đã gặp gỡ Chủ tịch nhà nước Trung cộng là Hồ {nl}Cẩm Ðào, cũng đã im như hến và không dám ngỏ bất cứ một lời nào để phản{nl} đối những thái độ lấn áp của Trung cộng về vấn đề Hoàng Sa Trường {nl}Sa.(SBTN)
{nl}{nl}