Hà Nội, cánh cửa đã khép lại: TGM Ngô Quang Kiệt sắp ra đi

@ 11 May 2010 06:24 AM
Chỉ còn vài ngày nữa là Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt sẽ chính thức{nl} rời nhiệm vụ ở TGP Hà Nội. Con đường đi tim Công Lý, Sự Thật và Hòa {nl}Bình do Ngài và giáo dân Hà Nội đã mở ra trong mấy năm vừa qua bằng máu {nl}và nước mắt sẽ đi về đâu?

Ðiều đó thì chưa ai biết. Nhưng có một {nl}điều chắc chắn chắn là: Ngày 7-5-2010 vừa qua đã là lần cuối cùng TGM {nl}Kiệt xuất hiện tại nhà thờ lớn trên cương vị TGM chính tòa Hà Nội. Nhưng{nl} sau đây, chỉ trong vài ngày ngắn ngủi nữa. Hình bóng ấy, tiếng nói ấy, {nl}tấm lòng thủy chung ấy và đặc biệt, những bước chân bì bõm lội nước bùn {nl}đi thăm dân của Ngài cũng chỉ còn là trong kỷ niệm và hoài vọng mà thôi.

Tại{nl} tại? Tại sao?

Không phải chỉ có một câu hỏi tại sao, nhưng còn {nl}hàng ngàn câu hỏi khác đã, đang và sẽ được đặt ra quanh vụ việc bổ nhiệm{nl} TGM phó và việc Ngài vội vã ra đi, giao nhiệm vụ TGM lại cho vị mới đến{nl} sẽ chẳng tìm ra được câu trả lời đích thực. Có chăng, cho đến nay, chỉ {nl}là những phỏng đoán và suy diễn mà thôi.

Bạn là người giáo dân {nl}tại Hà Nội. Bạn sẽ khóc hay vui mừng?

Bạn là người yêu Công Lý, {nl}Sự Thật và Hòa Bình bạn có cảm nghiệm gì về biến cố mang tính cách lịch {nl}sử này? Bạn có thấy là thất vọng lắm không?

Bạn là người công {nl}Giáo đang sống tại Việt Nam sẽ được nghe các đấng Bản Quyền của mình {nl}giải thích ra sao về vụ việc này?

Bạn là người công giáo gốc Việt{nl} Nam nay đang mang quốc tích ở các quốc gia đệ tam, hay là những người {nl}tỵ nạn cộng sản Việt Nam tại hải ngoại, luôn mong ước và hoạt động để {nl}đòi Tự Do Công Lý, Nhân Quyền và Ðộc Lập cho Việt Nam sẽ nghĩ gì?

Vâng,{nl} còn rất nhiều những câu hỏi khác nữa. Nhưng trong phạm vi của bản tin {nl}này. Tôi chỉ xoay quanh những câu chuyện còn nóng, cũng như là tình cảnh{nl} của những câu chuyện ấy vừa xảy ra vào ngày ngày 7-5-2010 tại Hà Nội mà{nl} thôi:

Trong thánh lễ gọi là Tạ Ơn và nghinh đón vị tân TGM phó {nl}Hà Nội có những điều xem ra khác lạ như sau:

1, Ðoàn rước của các{nl} vị Chủ Tế và đồng tế đã vào bằng cửa hông nhà thờ thay vì cửa chính ở {nl}cuối nhà thờ.

2. Sau khi đoàn chủ tế bước qua cánh cửa hông nhà {nl}thờ, tất cà các cánh cửa ra vào nhà thờ đều đã được lệnh đóng lại. Ðóng {nl}lại giống y như tình cảnh của các tông dồ gặp nhau trong lo sợ sau khi {nl}Ðức Kitô bị đóng đinh trên Thánh Giá.

3. Trước đó, các đại chủng {nl}sinh làm công tác như là các nhân viên an ninh đã đến tịch thu tất cả {nl}những băng rôn cá nhân tán tụng hay hình ảnh của TGM Kiệt do các giáo {nl}dân mang vào trong nhà thờ.

4. Trong lúc bên trong có thánh lễ, {nl}có rất nhiều giáo dân phải đứng “xem lễ” qua khung cửa đóng kín vẫn trân{nl} trọng những tấm băng rôn quấn trên đầu, cầm trên tay hay những hình ảnh{nl} uy vũ của TGM Kiệt, trong trật tự. Không một tiếng hô ồn ào.

5. {nl}Trên tất cả mọi khuôn mặt, từ các vị chủ lễ đến các giáo dân ngồi trong {nl}nhà thờ cũng như người ngồi ở ngoài nhà thờ, không có lấy một chút hân {nl}hoan, Trái lại chỉ có những nét mặt buồn xo.

6. Khi lễ xong, đoàn{nl} chủ lễ kéo nhau ra về bằng cửa ở phía buồng áo của nhà thờ. Tất cả đều {nl}đi trong lặng lẽ, rời rạc, không hàng ngũ.

7. Vị TGM phó đi đơn {nl}côi một mình hai tay nắm chặt vào nhau như kẻ đang ăn năn với những bước{nl} đi quá nạng.

Người đoạn hậu là TGM Kiệt với cây gậy Mục Tử trong{nl} tay. Nhưng đây là lần khác thường duy nhất và cũng là lần cuối ở nơi {nl}đây. Ngài không có nét cười hiền hậu khi xưa. Không ban phép lành trên {nl}đường cho bất cứ ai. Và Ngài cũng không dừng bước khi có nhiều giáo dân {nl}muốn phá rào cản bảo vệ tiến về phía Ngài. Ngài lặng lẽ, chậm chạp. Lần {nl}đầu tiên cây gậy như quá nặng trong tay vị Mục Tử nhân hậu.

Ðó là{nl} những tình cảnh bên ngoài. Phía bên trong lại có câu chuyện phản đề {nl}khác là: GM Nguyễn chí Linh trong bài chúc mừng có nói rằng:

“Không thể phủ nhận được rằng việc bổ nhiệm{nl} này đã gây ra một số tranh cãi trong những ngày vừa qua. Có người bi {nl}quan cho đó là sai lầm của Toà Thánh Vatican, là dấu hiệu của một Hội {nl}đồng Giám mục Việt Nam đang bị phân hoá, bị khuynh loát, thậm chí là một{nl} trang sử buồn cho Giáo Hội Việt Nam và cách riêng, cho Tổng giáo phận {nl}Hà Nội.”

Không chỉ là lời xác nhận lẻ loi ấy, Ngài còn tỏ {nl}ra rất công bằng khi nhận định và nhắc nhở mọi người là:

“… mọi thành phần Dân Chúa đã có cơ hội nói {nl}lên nguyện vọng của mình một cách chân thành…. “…dù khác biệt, thậm chí {nl}có khi là đối lập, nhưng tất cả mọi quan điểm đều có một mẫu số chung là{nl} lòng yêu mến Giáo Hội. “… Nhưng nếu vì yêu mến Giáo Hội mà chúng ta {nl}loại trừ nhau thì không còn gì mâu thuẫn bằng. Khác biệt nhau nhưng vẫn {nl}sẵn sàng nhường nhịn, yêu thương nhau, vì một Giáo Hội duy nhất, thánh {nl}thiện, công giáo và tông truyền, đó mới là dấu chỉ chúng ta còn thuộc về{nl} Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập.”

Rất nhiều người đặt hy {nl}vọng vào bài nói chuyện của vị phó chủ tịch HDGMVN. Tìếc thay, khi âm {nl}vang của tiếng nói còn rộn rã trong lòng thì nhiều người đã bật khóc vì {nl}bài thơ của Tào Thực;

“Nấu đậu {nl}bằng giây đậu,
Ðậu trong nồi đậu khóc,
Cùng trong{nl} một gốc sinh,
Sao giết nhau quá vội!”

Thưa {nl}GM Nguyễn chí Linh, Chỉ còn vài ngày nữa là TGM Ngô Quang Kiệt phải chấm{nl} dứt nhiệm vụ Mục Tử ở Hà Nội, là địa phận mà Ngài đã xác định rằng: “Khi nhận một giáo phận, vị giám mục phải {nl}suốt đời gắn bó yêu thương giáo phận đó”

Nay, mới 58 tuổi đời, Ngài lại phải… ra đi. Như thế là {nl}nghĩa gì và điều Ngài nói trên kia giải thích ra sao?

Xin kính {nl}tiễn vị TGM can trường vì Công Lý, vì Sự Thật của quê hương Việt Nam là {nl}Giuse Ngô Quang Kiệt, luôn đi trong bình an và ân sủng từ Trời Cao.

Bảo Giang