NHÌN LẠI NHỮNG SỰ KIỆN LIÊN QUAN ÐẾN TỔNG GIÁM MỤC NGÔ QUANG KIỆT

@ 14 May 2010 07:07 AM
{nl}{nl}{nl}Tin Hà Nội - Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam đang đương đầu với muôn vàn{nl} khó khăn, từ việc đòi hỏi công lý sự thật, đòi công bằng cho chủ quyền{nl} tải sản đất đai, cho đến việc đối đầu với công an dùng vũ lực gây {nl}thương tích cho giáo dân và thánh giá bị triệt hạ. Những ngày qua Giáo {nl}hội Công Giáo trong nước như bị đổ thêm dầu vào lửa qua tin giám mục {nl}Nguyễn Văn Nhơn được điều động về Tổng giáo phận Hà Nội với quyền kế vị{nl} phó Tổng Giám mục. Ðức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt vào sáng hôm nay {nl}bất ngờ đã rời khỏi Hà Nội làm cho mọi người xôn xao. Ngài là một người{nl} rất được kính trọng, yêu mến và cũng là một vị mục tử can đảm đã đốt {nl}lên sáng ngời ngọn đuốc công lý để mọi người dõi theo. Giáo Hội Việt Nam{nl} thực sự đang lên cơn sốt vì Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt.




{nl}

Cuộc thương khó của đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã bắt {nl}đầu từ vụ tranh chấp Ðền Khâm Sứ tại Hà Nội, khi ngài đã đứng ra để bảo{nl} vệ cho hàng ngàn người kéo đến biểu tình ở tòa Khâm Sứ để phản đối {nl}việc nhà nước muốn biến nơi này thành một thư viện. Gần như cùng lúc là{nl} việc giáo xứ Thái Hà, khi các tu sĩ tại đây bị nhà nước thuê côn đồ {nl}đến quấy rối, và người dân ở đây bị Công an đàn áp đánh đập tàn nhẫn {nl}đến đổ máu. Ðức Tổng Giám mục đang thăm viếng Hoa Kỳ đã bay về gấp và {nl}kiên trì đối phó với những sự kiện này, ngài đến thăm và chia sẻ với {nl}những nạn nhân, và xuất hiện bên cạnh các linh mục Thái Hà khi ra trước {nl}ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội để điều trần.




Tại{nl} đây ngài đã can đảm khi nói ra nguyện vọng chính đáng của một người yêu{nl} quê hương cũng như lo lắng cho vận mệnh tổ quốc, và lời nói của ngài {nl}đã bị đài truyền hình nhà nước cắt xén để bôi nhọ. Rồi đến cơn lụt thế {nl}kỷ vào cuối tháng 10 năm 2008, trong lúc cả thành phố Hà Nội phải chạy {nl}lụt rồi thiếu ăn thiếu uống ngay trong nhà của mình. Cán bộ nhà nước {nl}thì bỏ mặc dân trong khi chính đức Tổng Giám mục xắn quần chống gậy lội{nl} nước đến nhà dân ủy lạo và chia sẻ nỗi khổ đau của họ. Rồi những vụ {nl}đàn áp liên tiếp tại Tam Tòa, Ðồng Chiêm, chưa kể đến những hoạt động {nl}mục vụ của ngài cho Tổng giáo phận Hà Nội, mà ai cũng nhìn thấy gương {nl}mẫu dấn thân và sự phục vụ hết lòng của ngài với khẩu hiệu Giám mục {nl}Chạnh Lòng Thương.

Nhà cầm quyền Cộng sản {nl}Việt Nam đã tìm mọi cách để đẩy ngài khỏi chiếc ghế Tổng Giám mục Hà {nl}Nội, điều này đã lộ rõ trong ý đồ của nhà nước khi phong tỏa ngài trong{nl} tòa Tổng Giám mục một thời gian không cho ngài rời khỏi nơi này. Ðến {nl}khi ngài sang Roma chữa bệnh thì đã có những tin đồn cho biết Hà Nội {nl}đang áp lực Hội đồng Giám mục Việt Nam để thay thế ngài, để đổi lấy {nl}việc Cộng sản Việt Nam sẽ chấp nhận bang giao với Tòa Thánh La Mã. Việc{nl} ngài ra đi đã gây xôn xao khắp nơi và đưa đến cuộc biểu tình tự phát {nl}của các giáo dân trong buổi lễ tấn phong đức Giám mục Phó Nguyễn Văn {nl}Nhơn tại Hà Nội trong tuần qua. Bây giờ thì ngài đã chính thức rời khỏi{nl} tòa Tổng giám mục, và tin này như một đám mây mù che phủ cả Giáo hội {nl}Công giáo tại Việt Nam. Hiện chưa biết trong những ngày kế tiếp số phận {nl} của các giáo sĩ Thái Hà cũng như của những người tranh đấu cho Giáo hội{nl} Công giáo tại Việt Nam sẽ như thế nào trước những móng vuốt đe dọa của{nl} đảng Cộng sản Việt Nam.(SBTN)

{nl}{nl}