VIỆT NAM CỨNG RẮN HƠN VỚI TRUNG CỘNG VẤN ÐỀ BIỂN ÐÔNG

@ 18 May 2010 08:28 AM
Tin Hà Nội - Lần đầu tiên, phương tiện truyền thông đại chúng Việt {nl}Nam được phép tố cáo Trung Cộng một cách mạnh mẽ việc nước này cấm đánh{nl} bắt cá trên vùng biển tranh chấp, đang lật qua một chương mới trong {nl}quan hệ hai nước. Những áp lực ngày một lớn của Trung Cộng đang làm cho{nl} người dân Việt Nam lo âu về chủ quyền đất nước đang tiến dần đến chỗ {nl}khó giữ yên dưới tham vọng bành trướng của nước láng giềng phương Bắc. {nl}Ngư dân Việt Nam không còn cơ hội hành nghề một cách an toàn để kiếm {nl}sống khi Trung Cộng đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá, bất kể công pháp quốc {nl}tế về chủ quyền lãnh thổ của các nước trong vùng đang có tranh chấp. {nl}Trung Cộng ngang nhiên chiếm đoạt từng phần lãnh hải qua chiến thuật vết{nl} dầu loang, cứ cho tàu Ngư Chính có mặt trên các vùng biển tranh chấp {nl}lâu dần sẽ trở thành sân nhà của mình. Giám đốc Cục Quản lý Nghề cá ở {nl}Biển Ðông thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Cộng nói Tàu Ngư chính 301 và 302 {nl}sẽ lãnh trách nhiệm tuần tra trên vùng biển thuộc quần đảo Nam Sa mà {nl}Việt Nam gọi là Trường Sa từ ngày 1 tháng 4.
 
Việt{nl} Nam không đủ phương tiện khí tài để chống lại âm mưu này, do đó Trung {nl}Cộng ngày càng lấn sân và tỏ ra coi thường tiếng nói ngoại giao của một {nl}nước mà trong thâm tâm họ cho rằng không đáng bận tâm bàn cãi. Tàu Ngư {nl}Chính tiến xa hơn ở các lãnh hải khác với cùng chiến thuật đã áp dụng {nl}với Việt Nam. Tuy nhiên khi đụng vào Mã Lai thì tàu Ngư Chính đã không {nl}còn cơ hội diễu võ dương oai như đối với ngư dân Việt Nam. Pháo hạm Mã {nl}Lai đã rượt đuổi tàu Trung Cộng ra khỏi lãnh hải của họ và hình ảnh này{nl} đã làm cho nhiều nước trong khu vực phải suy nghĩ lại phương án đối {nl}phó mà họ từng theo đuổi trong nhiều năm qua, trong đó không thể không {nl}kể đến Việt Nam.
 
Trong một bài bình luận trên {nl}đài phát thanh thành phố Saigon, lần đầu tiên trong nhiều năm qua, {nl}người ta nghe Việt Nam gọi đích danh Trung Cộng không thua gì hải tặc {nl}Somalia, khi ngang nhiên bắt người đòi tiền chuộc cộng với việc ngang {nl}nhiên cấm đánh bắt cá trong vùng biển đang tranh chấp. Bản tin cho biết {nl}năm 2009 đã có 33 tàu và 433 ngư dân, từ đầu năm 2010 đến nay 3 tàu và {nl}hơn 40 ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Cộng bắt giữ và đòi tiền chuộc, {nl}thậm chí tịch thu tàu, ngư cụ, sản phẩm đánh bắt được trên tàu. Bản tin{nl} còn tố cáo lệnh cấm bắt cá mà Bộ Nông nghiệp Trung Cộng vừa mới ban {nl}hành là một hành động sai trái, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền {nl}chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với các quan hệ hữu nghị vốn rất {nl}tốt đẹp Việt Trung, gây nguy hại đến tính mạng tài sản của ngư dân Việt{nl} Nam. Tình trạng nghiêm cấm nói động tới Trung Cộng sau bao nhiêu năm {nl}có khuynh hướng đổi chiều.
 
Cơ quan truyền thông{nl} nhà nước mặc nhiên nhìn nhận sự đàn áp trắng trợn của Trung Cộng phải {nl}chăng mở ra một trang sách mới sau kinh nghiệm đối đầu của Mã Lai. Nhà {nl}ngoại giao kỳ cựu Dương Danh Dy cho rằng trong thời gian vừa qua, Ðảng {nl}và nhà nước Việt Nam đã thay đổi chút ít. Thứ nhất từ chỗ im lặng bây {nl}giờ công khai đã lên tiếng, từ chỗ nói trống không nay đã chỉ đích danh{nl} như thế là tiến bộ hơn trong vấn đề này. Việt Nam trong những ngày qua{nl} cũng đặt mua nhiều vũ khí và được giới quan sát quốc tế lượng giá là {nl}một động thái đánh tiếng với Trung Cộng rằng Việt Nam đang dọn đường {nl}cho một tình huống xấu nhất nếu việc đối xử biển đông không được các {nl}bên tuân thủ.(SBTN) {nl}{nl}