Cuộc thắng thua trong ván cờ Giám Mục

@ 20 May 2010 08:08 AM
{nl}
Trần Ðoan Hùng
(VietCatholic News - 19 May 2010)
{nl}
 
{nl}
Không ai trong giới truyền thông lại phủ nhận sự kiện thời {nl}sự nóng bỏng của xã hội Việt nam trong thời điểm nầy: Tình hình nhân sự trong {nl}hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Cho dù nội dung sự kiện hoàn toàn thuộc lãnh vực tôn {nl}giáo. Tuy nhiên, những hệ lụy của nó đã kéo theo cả một cơn sóng mang tính chính {nl}trị-xã hội rất đặc biệt. Bởi chưng, sự kiện nầy có liên quan đến một tập thể {nl}giáo dân Công Giáo đến 7 triệu người, trong khi tầm ảnh hưởng tinh thần của nó {nl}lại âm vang đến mọi thành phần xã hội, đến giới trí thức, đến lực lượng những {nl}nhà dân chủ tranh đấu cho tự do nhân quyền và chủ quyền của Ðất nước Việt nam, {nl}đến cộng đồng những người Việt ở hải ngoại…

1. Trong một bối cảnh xã {nl}hội-chính trị như thế.

Trước khi đi vào chính đề, chúng ta cần ghi {nl}nhận một số sự kiện chính trị-xã hội-tôn giáo có liên quan và ảnh hưởng xa {nl}gần.

• Ðảng Cộng Sản Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị cơ cấu nhân sự cho {nl}Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng sẽ diễn ra vào nửa đầu tháng {nl}1/2011.

• Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (1010-2010)

• Hội {nl}nghị Thượng đỉnh Phật Giáo (dự kiến diễn ra từ ngày 20-25/11/2010)

• Năm {nl}Thánh Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.

Còn nếu tính đến các vấn đề nhạy {nl}cảm trong bối cảnh chính trị hiện thời tại Việt Nam, thì có thể liệt kê vài sự {nl}kiện lôi kéo sự quan tâm của quốc tế và quốc nội:

• Chủ quyền lãnh thổ, {nl}lãnh hải, biên đảo của Việt nam trong tương quan với Trung Quốc.

• Ý đồ {nl}của Trung Quốc tại Việt Nam qua con đường đầu tư khai thác bô-xít, mướn đất {nl}trồng rừng, xây dựng các trung tâm giải trí-thương mại…

• Phong trào của {nl}giới trí thức và các nhà dân chủ lên tiếng tranh đấu cho chủ quyền lãnh thổ, {nl}lãnh hải, biên đảo của Ðất nước, đời sống tự do nhân quyền của người dân, tính {nl}chính danh của Ðảng Cọng Sản Việt Nam và sự giải thể ý thức hệ Mác-Lê trong đời {nl}sống xã hội.

Ðiểm qua một số các sự kiện chính trị-xã hội-tôn giáo như {nl}trên, để chúng ta có một cái nhìn tương đối khách quan và tổng thể về một “sự cố {nl}xã hội” thuộc Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều {nl}người và được mổ xẻ, bình luận tương đối nhộn nhịp trên các phương tiện truyền {nl}thông.

2. Không là một câu chuyện nội bộ của người Công Giáo Việt nam {nl}

Nếu ai nghĩ rằng, cả những người trực tiếp trong cuộc, xem sự kiện {nl}Tòa Thánh bổ nhiệm Ðức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám Mục Ðà Lạt, đương kiêm {nl}Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt nam về làm Phó Tổng Giám Mục Hà Hội, và sự việc {nl}“nguyên” Ðức Tổng Giám mục Mục Giuse Ngô Quang Kiệt vừa từ nhiệm để đi chữa {nl}bệnh, chỉ là một sự kiện tôn giáo đơn giản, bình thường, thuộc nội bộ của Giáo {nl}Hội Công Giáo, không liên quan gì đến bối cảnh sinh hoạt xã hội chính trị Việt {nl}nam và cả trên toàn thế giới, thì thật quá ngây thơ, nếu không nói là một sự {nl}“thờ ơ và tránh né thiếu trách nhiệm”.

Bởi chưng, ngay trong nguyên tắc {nl}nền tảng mang tính thần học được thiết chế vững chắc và đầy đủ với Hiến Chế Mục {nl}Vụ “Vui Mừng và Hy Vọng” của Công Ðồng Vatican II, thì: “Vui mừng và hy vọng, {nl}ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai {nl}đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa {nl}Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong {nl}lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được {nl}qui tụ trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về {nl}Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng {nl}đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử {nl}nhân loại”[1]

Cho nên, xét về chiều kích mục vụ của Hội Thánh Công {nl}Giáo, việc được bổ nhiệm hay từ nhiệm của một vị Mục Tử thuộc hàng Giáo phẩm hay {nl}giáo sĩ, nhất là những vị đang nắm giữ những cương vị trọng yếu, thì điều cốt {nl}yếu không nhằm giải quyết yêu cầu cá nhân của đương sự mà là yêu cầu mục vụ của {nl}Dân Chúa. Trong trường hợp nầy, là yêu cầu mục vụ của Tổng Giáo Phận Hà Nội, và {nl}rộng hơn, của Giáo Hội Việt Nam.

Chúng ta nhận rõ điều nầy trong nội dung {nl}Tông Sắc Bổ nhiệm Ðức Tổng Giám Mục Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của Tòa Thánh đó {nl}là “lo liệu thích đáng hơn cho đàn chiên” (Xin trích):

“Thói quen của {nl}các Ðấng Kế Vị Phêrô là nhận lời các vị Lãnh đạo Giáo Hội khi các ngài xin được {nl}giúp đỡ vì lý do chính đáng. Lúc nầy Hiền Ðệ đáng kính Giuse Ngô Quang Kiệt, {nl}Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Hà Nội đã xin cho mình một Tổng Giám Mục Phó để có {nl}thể lo liệu thích đáng hơn cho đàn chiên.”[2]

Tuy nhiên, nếu sự thay {nl}đổi, hay bổ nhiệm Giám Mục ở vào một thời điểm và một nơi chốn bình lặng, không {nl}có những phức tạp mục vụ và rắc rối chính trị liên quan, thì mọi sự sẽ diễn ra {nl}trong sinh hoạt bình thường, không có gì phải trăn trở, bàn luận.

Nhưng {nl}lần bổ nhiệm Phó Tổng Gám Mục Hà Nội nầy đã không diễn tiến cách bình thường. Và {nl}đây là 3 điểm nhấn “không bình thường” đó:

- 1). Biến cố nầy đi theo một {nl}chuổi các sự kiện khác [3], mà theo lý giải của nhiều nhà phân tích và dư luận {nl}truyền thông, đây là giải pháp cuối cùng cho một “kịch bản phức tạp” mà nạn nhân {nl}hay con chốt thí chính là Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, là Hội Thánh Công Giáo {nl}Việt Nam, như nhận định của chính Ðức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, trong diễn văn {nl}chào mừng trong thánh lễ Nhậm chức của Ðức Phó Tổng tại Hà Nội hôm 7.5.2010: {nl}

“Không thể phủ nhận được rằng việc bổ nhiệm này đã gây ra một số {nl}tranh cãi trong những ngày vừa qua. Có người bi quan cho đó là sai lầm của Toà {nl}Thánh Vatican, là dấu hiệu của một Hội đồng Giám mục Việt Nam đang bị phân hoá, {nl}bị khuynh loát, thậm chí là một trang sử buồn cho Giáo Hội Việt Nam và cách {nl}riêng, cho Tổng giáo phận Hà Nội.”

- 2). Biến cố nầy phải đối diện {nl}với một thực trạng mục vụ và chính trị đầy phức tạp, phân hóa và nhiễu nhương {nl}trên địa bàn Tổng Giáo phận Hà Nội mà địa điểm chính là Thủ Ðô nước Cộng Hòa Xã {nl}Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Sau đây là một vài đơn cử:

• Sự mệt mõi của cộng {nl}đồng Dân Chúa Hà Nội sau bao nhiêu cuộc tranh đấu bất thành kéo dài từ vụ Tòa {nl}Khâm, đất Thái Hà đến Thánh Giá Ðồng Chiêm.

• Sự cương quyết loại trừ {nl}Ðức Tổng Giuse khỏi Hà Nội của cấp lãnh đạo thủ đô, của đảng Cọng Sản.

• {nl}Sự đố kỵ của đồng bào Phật Giáo và các anh em khác đối với Công Giáo sau những {nl}chiến dịch tuyên truyền bài xích rầm rộ của ngành truyền thông nhà nước. {nl}

- 3). Biến cố nầy đan xen với nhiều sự kiện xã hội chính trị mang tính {nl}đối kháng với nhà nước đương quyền:

• Vụ trấn áp thiền viện Bát Nhã, đã {nl}gây ra một vết thương lớn trong lòng Giáo Hội Phật giáo Việt nam.

• Trong {nl}khi trước đó, đã nổ ra những cuộc biểu tình bất thành của sinh viên Hà Nội cũng {nl}như Sài Gòn phản đối Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng-Trường Sa.

• Những phê {nl}bình, góp ý của các nhân vật quan trọng, các nhà trí thức về vụ Bô-xít Tây {nl}Nguyên, về các hợp đồng cho Trung Quốc và các nước khác thuê đất trồng rừng dài {nl}hạn, xây dựng các khu vui chơi giải trí…

• Các cuộc nổi dậy đòi chủ quyền {nl}đất của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, của nông dân Nam Bộ, Trung và cả Bắc Bộ, {nl}các cuộc khiếu kiện tập thể của dân oan.

• Rồi đồng thời với các sự cố {nl}xã hội nổi cộm trên là sự xuất hiện càng lúc càng đông các tiếng nói phản biện {nl}và đòi dân chủ, tự do nhân quyền, đòi xét lại tính chính danh của quyền lảnh đạo {nl}của Ðảng Cọng Sản, đòi giải thể ý thức hệ Mác-Lê… của các nhà trí thức trong {nl}cũng như ngoài nước, là đảng viên hay các nhân sĩ trí thức bình thường mà cao {nl}điểm là những cuộc trấn áp qua các bản án máy móc và vội vàng [4], đập phá các {nl}websites, khủng bố tinh thần và thể chất các đương sự…

Nếu gộp chung tất {nl}cả những sự kiện trên để nhìn dưới một lăng kính chính trị mang tính đố kỵ, hẹp {nl}hòi và thủ cựu mà đã trở thành “tội nguyên tổ’ của các chế độ độc tài Cọng Sản, {nl}thì có thể gọi tên đó là: “Diễn biến hòa bình”[5] (Xin trích)

“Từ năm {nl}1945, hệ thống các nước XHCN được thiết lập trên khắp các châu lục. Ðể chống lại {nl}xu hướng lịch sử đó, đế quốc và các nước phản động khác (đứng đầu là đế quốc {nl}Mỹ), tìm mọi cách kéo giáo hội các tôn giáo vào cuộc chiến tranh "diễn biến hòa {nl}bình", nhằm xóa bỏ chế độ XHCN, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản ở các {nl}nước này.

Bằng cách lập ra những trung tâm thông tin, đêm ngày phát sóng {nl}tuyên truyền phát triển đạo, nói xấu Ðảng Cộng sản, kích động chiến tranh tôn {nl}giáo, chiến tranh sắc tộc, kêu gọi tín đồ đấu tranh đòi tự do tôn giáo, đòi tách {nl}giáo hội khỏi sự kiểm soát của Nhà nước XHCN, gây mất ổn định chính trị xã hội {nl}nhằm tạo thời cơ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đó…

Từ {nl}1985 đến nay, thủ đoạn này được chúng sử dụng một cách triệt để. Hệ quả của nó {nl}là ở một số nước chính quyền không kiểm soát nổi dân, có nước bị chia cắt thành {nl}nhiều quốc gia nhỏ, vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản bị lu mờ (ví dụ Liên bang {nl}Nam Tư...).

Với những thủ đoạn nêu trên, có thể nói bọn đế quốc đã thành {nl}công trong việc lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc, tạo thành một đòn tấn công {nl}hiểm hóc vào một số nhà nước XHCN ở Ðông Âu, và Liên Xô, phối hợp với các mũi {nl}tiến công khác làm sụp đổ XHCN ở các nước này. Ngoài ra, chúng còn gây ra tình {nl}hình phức tạp ở nhiều khu vực khác như Tây Á, châu Phi, và nhiều nước như Ấn Ðộ, {nl}Trung quốc, Việt Nam, Mianma...”
(Hết trích)

3. Khi thế cờ đã {nl}chuyển

Trên mặt trận xã hội và ý thức hệ, quả thật, đồng bào Công {nl}Giáo, đặc biệt tại thủ đô Hà Nội và tại giáo phận Vinh, đã có lúc giành thế {nl}thượng phong trong việc đối đầu với lực lượng hùng mạnh của nhà nước mà đại diện {nl}là hàng trăm cảnh sát cơ động được trang bị tận răng với dùi cui, lựu đạn cay và {nl}chó nghiệp vụ. Hình ảnh của hàng ngàn người tay cầm cạnh vạn tuế biểu tình ôn {nl}hòa qua các con đường Hà Nội để đến dự phiên tòa các giáo dân tranh đấu, hay {nl}hình ảnh cả trăm ngàn người giáo dân giáo phận Vinh tuôn về Tòa Giám Mục Xã Ðoài {nl}để mừng lễ Bổn mạng giáo phận với biểu ngữ liên đới với Tam Tòa mà không một lực {nl}lượng an ninh nào của nhà nước ngăn cản được, đã cho thấy sức mạnh tập thể của {nl}Giáo Hội Công Giáo lớn lao như thế nào.

Cũng trong thời điểm nhạy cảm đó, {nl}Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đã công bố một bản “Quan Ðiểm”[6] như là một “cú thăm {nl}dò” trong cuộc đấu tranh ý thức hệ mà điểm nhấn đó là “quyền tư hữu đất đai”: {nl}

“Việc sửa đổi này cần phải quan tâm tới quyền tư hữu của người dân {nl}như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã khẳng định: “Mọi {nl}người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác… và không ai {nl}có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán” (số 17). Vì thế, chúng tôi {nl}cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu {nl}trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài {nl}sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình {nl}đối với xã hội. Ðòi hỏi này lại càng khẩn thiết hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá {nl}ngày nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống chung của thế {nl}giới. Ðây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất {nl}đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào sự tăng trưởng {nl}kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.”

Qua những sự kiện {nl}trên, quả thật, hình ảnh của Giáo Hội Việt Nam đã phần nào được nhiều người {nl}trong cũng như ngoài nước nể trọng và là nơi để họ đặt niềm hy vọng. Niềm hy {nl}vọng sẽ là điểm quy tụ, nối kết các lực lượng dân chúng không chịu cúi đầu thuần {nl}phục dưới sự lãnh đạo độc tài của Ðảng Cộng Sản để tìm một hướng canh tân dân {nl}chủ hóa đất nước.

Phải chi trước cái thế “thượng phong” nầy, Giáo Hội {nl}Công Giáo Việt Nam mà người đại diện chính là Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đồng {nl}lòng, hiệp nhất đi thêm một nước cờ, chấp nhận trả giá cho những thiệt thòi của {nl}bản thân, liên đới tích cực và mạnh mẽ với mọi thành phần thức thời trong nước {nl}chĩa mũi dùi tiến công sang mặt trận dân chủ, nhân quyền và chủ quyền quốc gia, {nl}liên đới với các tôn giáo bạn (chẳng hạn trong biến cố Bát Nhã), đoạn tuyệt dứt {nl}khoát với ý thức hệ Mác-Lê, đứng hẳn về phía những người nghèo nông dân và dân {nl}tộc ít người… thì chắc chắn sẽ có những chuyển biến lớn trong xã hội Việt nam {nl}hôm nay, hay ít ra, sẽ khẳng định dứt khoát vai trò quan trọng và vị thế cao quý {nl}của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Nhưng Giáo Hội Công Giáo đã không tận dụng được {nl}cơ hội ngàn năm một thuở nầy. Hội Ðồng Giám mục Việt nam đã im lặng thúc thủ. Và {nl}như thế, thế cờ đã bị lật ngược.

Kể từ khi nhà cầm quyền Việt Nam nhận {nl}được tín hiệu từ “tín thư tháo ngòi nỗ” của Ðức Hồng Y Bertone để giảm nhiệt cho {nl}điểm nóng Tòa Khâm và đất Thái Hà, kế tiếp là cuộc yết kiến của Thủ tướng Nguyễn {nl}Tấn Dũng với ÐGH đương kiêm Bênêđictô XVI, và nối tiếp là một lô những “ân huệ” {nl}dành cho Công Giáo: trả lại nhiều hecta đất cho linh địa La Vang, cho Tòa Giám {nl}Mục Ðà Lạt, tạo điều kiện thuận lợi để Công Giáo xây dựng các cơ sở to lớn như {nl}Tòa Giám Mục và ÐCV Xuân lộc, các cơ sở mục vụ Bắc Ninh, Bùi Chu, Thái Bình, rồi {nl}với một số các giám mục trẻ được tấn phong… coi như cuộc đối đầu nguy hiểm của {nl}thế lực Công Giáo với nhà nước Cọng Sản không còn là vấn đề quan trọng {nl}nữa.

Trong khi đó, với thủ đoạn nhà nghề đã sở hữu và thực hành nhuần {nl}nhuyễn, nhà nước Cọng Sản bắt đầu “bắn tỉa” và phân hóa Giáo Hội Công Giáo qua {nl}mặt trận ngoại giao và truyền thông.

Và kết quả là họ đang ở thế thượng {nl}phong. Biểu tượng “Ngô Quang Kiệt” đã bị bứng khỏi Hà Nội; Ðức Tổng Phêrô Nguyễn {nl}Văn Nhơn, đương kim CT/HÐGMVN được tiếp đón bằng những biểu ngữ tiếp đón không {nl}thiện cảm và bị đánh phá tơi bời hoa lá trên các mạng truyền thông; các chức sắc {nl}khác trong hàng ngũ HÐGMVN lần lượt bị đưa “lên đoạn đầu đài”… Giáo Hội Công {nl}Giáo Việt Nam hôm nay chỉ còn là một trò cười trơ trẽn trong con mắt của nhiều {nl}cán bộ Cộng Sản và là nổi thất vọng mênh mông của nhiều trái tim đầy nhiệt huyết {nl}muốn đồng hành cùng Giáo Hội để quyết tử cho một đất nước Việt nam quyết {nl}sinh.

Cho dù có vớt vát cách nào như nội dung bài diễn từ [7] của Ðức {nl}Giám Mục Thanh Hóa trong thánh lễ nhậm chức của Ðức Tổng Phó Phêrô, thì cuộc cờ {nl}đã xuống thế hạ phong của Công Giáo không còn che dấu được. (Xin {nl}trích)

“Nhưng nếu suy nghĩ một cách lạc quan, chúng ta cũng có thể rút {nl}ra những kết luận rất tích cực từ biến cố này. Ðiểm tích cực đầu tiên là mọi {nl}thành phần Dân Chúa đã có cơ hội nói lên nguyện vọng của mình một cách chân {nl}thành, đồng thời cũng có kinh nghiệm sâu sắc hơn về vai trò và sứ mệnh của các {nl}phương tiện truyền thông thời hiện đại. Kỷ niệm 50 năm thành lập, Hàng Giáo phẩm {nl}Việt Nam bước vào một giai đoạn mới qua đó, các bậc chủ chăn được lắng nghe {nl}tiếng nói cộng đồng Dân Chúa cách phong phú và cụ thể hơn, đồng thời cũng học {nl}được bài học biện phân cách bình tĩnh hơn đối với những thông tin mỗi lúc một đa {nl}dạng, đa chiều và phức tạp hơn.

Ðiểm tích cực thứ hai là dù khác biệt, {nl}thậm chí có khi là đối lập, nhưng tất cả mọi quan điểm đều có một mẫu số chung {nl}là lòng yêu mến Giáo Hội. Suy nghĩ và cách biểu hiện khác nhau, nhưng lòng yêu {nl}mến vẫn là một. Trong bối cảnh và tinh thần Năm Thánh 2010, chúng ta hãy xem đây {nl}là cơ hội sống tình hiệp thông cách đặc biệt hơn: chúng ta cần phải can đảm hơn {nl}khi đối diện với các dị biệt, chúng ta cần phải mổ xẻ chuyện Giáo Hội cách rốt {nl}ráo hơn, công khai hơn, nhưng đồng thời trải nghiệm được cái giá phải trả để bảo {nl}vệ tình huynh đệ trong đại gia đình Giáo Hội.

Chắc chắn là ai trong {nl}chúng ta cũng đều muốn sự tốt đẹp cho Giáo Hội. Nhưng nếu vì yêu mến Giáo Hội mà {nl}chúng ta loại trừ nhau thì không còn gì mâu thuẫn bằng. Khác biệt nhau nhưng vẫn {nl}sẵn sàng nhường nhịn, yêu thương nhau, vì một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, {nl}công giáo và tông truyền, đó mới là dấu chỉ chúng ta còn thuộc về Giáo Hội do {nl}Chúa Kitô thiết lập.”


4. Thử tìm một số nguyên nhân thua thắng {nl}trên ván cờ hiện nay

Với tình hình hiện nay, có thể nói được, Giáo {nl}Hội Công Giáo đang là kẻ thua cuộc.

Chắc có nhiều người sẽ tự hỏi: {nl}“Trước biến cố đau buồn nầy, chúng ta, những người Công Giáo Việt Nam, đang sốt {nl}sắng cử hành Năm Thánh 2010 mà bước đầu tiên là “đọc lại lịch sử”, những trang {nl}sử hào hùng của cha ông, sẵn sàng đổ máu vì đức tin, phải làm những gì {nl}?”

Cứ để cho các bà mẹ đạo đức áp dụng thuộc lòng kinh “Tám Mối Phúc {nl}Thật” mà tự an ủi với điều “phúc cho ai bị bách hại vì chính đạo…”, hay để cho {nl}các giám mục, linh mục bằng cấp chữ nghĩa thần học đầy mình tiếp tục ca bài vọng {nl}cổ “Chúa Thánh Thần có cái lý của Ngài”, và để cho các đấng chức cao quyền trọng {nl}tại giáo triều Rôma hay tại các Tòa Giám mục sang trọng vỗ ngực nghênh ngang {nl}“Phêrô, con là đá, trên đá nầy Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và các thế lực hỏa {nl}ngục không thắng nổi”. Còn chúng ta, những giáo dân, linh mục tay lấm chân bùn, {nl}thường ngày đối diện với bao nổi oan khiên bức xúc do cái chế độ độc tài đảng {nl}trị thối nát tham nhũng bày ra, chúng ta biện phân rõ ràng: “Của César trả {nl}César. Của Thiên Chúa trả Thiên Chúa”.

Nhưng với nguyên tắc “biết người {nl}biết ta”, trước khi đề xuất công tác “Của César trả César”, chúng ta lại cần thử {nl}phân tích thêm đâu là những lý do khiến Giáo Hội Công Giáo phải tuột xuống thế {nl}hạ phong và đâu là những yếu tố giúp cho nhà nước Cộng Sản Việt Nam chiếm thế {nl}thượng phong.

Lý do thứ nhất được cánh truyền thông mổ xẻ đó là: quyết {nl}định bổ nhiệm Ðức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn thay thế Ðức Cha Giuse Ngô Quang {nl}Kiệt của Vatican trong bối cảnh xã hội chính trị tại Hà Nội như hiện nay là một {nl}nóng vội đầy thất sách, nếu không nói là một sai lầm trầm trọng. Việc chấp thuận {nl}đơn xin từ chức của Ðức Cha Kiệt đó là điều chính đáng. Ðáng lẽ điều nầy cần {nl}được thông báo rõ mà không cần phải úp mở dấu diếm. Tại sao không thẳng thắn nói {nl}rằng, lý do Ðức Cha Kiệt từ chức vì sức khỏe yếu đi trầm trọng do những áp lực {nl}của chính quyền dân sự trong cuộc tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo tại Việt {nl}Nam và chủ quyền của Giáo Hội trên những tài sản và cơ sở thờ tự của Giáo Hội {nl}địa phương. Trong khi đó, còn có bao nhiêu giải pháp khác để đáp ứng tình trạng {nl}một giáo phận trống tòa. Ðâu cần gì cứ phải điều một Giám Mục khác để thay thế, {nl}một giải pháp mà có lẽ chính quyền thủ đô Hà Nội đang dài cổ trông mong để ít ra {nl}bộ mặt văn hóa nhân quyền của Hà Nội đỡ trơ trẻn trong đại lễ mừng 1000 năm {nl}Thăng Long. Và do đó, người ta có lý do để cho rằng: Ðức Cha Nhơn chính là một {nl}“con đê tế thần” trong cuộc mặc cả ngoại giao giữa tòa thánh Vatican và nhà nước {nl}Việt Nam. Nội dung cuộc trả treo của đôi bên có thể là: Tổng Giáo Phận Hà Nội {nl}cần một giám mục ôn hòa để làm tiền đề khai thông lộ trình tiến đến quan hệ {nl}ngoại giao của Vatican và Việt Nam. Ðứng trước một mục tiêu lớn nầy của Giáo {nl}Hội, làm sao Ðức Cha Nhơn có thể từ chối. Và như thế, tiếng của dân (vox populi) {nl}đành chịu hiến tế trước “tiếng của Chúa” (vox Dei) mà người phát ngôn chính thức {nl}chính là Tòa Thánh Vatican. Ðiều nầy Ðức GM Thanh Hóa có nhắc tới trong bài diễn {nl}từ hôm 7.5:

“Quyết định của Ðức Thánh Cha có thể không đáp ứng được {nl}sự chờ đợi nhân loại của một số con cái, nhưng vẫn là quyết định của Ðấng Ðại {nl}Diện Ðức Kitô trên trần gian. Giáo Hội chỉ là Giáo Hội, Toà Thánh chỉ là Toà {nl}Thánh một khi chúng ta có khả năng chấp nhận chiều kích siêu phàm của Giáo Hội. {nl}Ðiều đó đòi buộc chúng ta phải hiến tế quan điểm riêng của mình để đón nhận và {nl}tuân phục Thánh Ý đấng thay mặt Chúa Giêsu, Ðấng thiết lập Giáo {nl}Hội.”[8]

Thế nhưng có người lại lý luận rằng: Tòa Thánh sở dĩ có {nl}quyết định như thế cũng phải tham khảo ý kiến các chuyên viên tư vấn về Giáo Hội {nl}Việt Nam, hoặc thông qua HÐGMVN, hoặc những chuyên viên về Việt Nam tại Giáo {nl}triều. Và người được xem là “kiến trúc sư” cho “kế hoạch mục vụ Hà Nội” là Ðức {nl}ông Cao Minh Dung. Không biết có thực sự là như thế không ? Nhưng nếu quả thật {nl}Tòa Thánh chỉ nghe ý kiến của một người không hiện diện tại Việt nam, chưa có {nl}những kinh nghiệm xương máu về chế độ độc tài cộng sản, mà quyết định như thế, {nl}thì thật là thiếu sót. Và điều nầy, cần phải đặt lại vai trò cố vấn cho Tòa {nl}Thánh của HÐGMVN. Ðứng trước một vấn đề mục vụ nan giải và phức tạp của Tồng {nl}Giáo Phận Hà Nội, là biểu trưng cho bối cảnh chung cả Giáo Hội Công Giáo tại {nl}Việt Nam, HÐGMVN phải có tiếng nói tích cực, cụ thể và đầy trách nhiệm để giúp {nl}Tòa Thánh có những quyết định đúng đắn cho chính Giáo Hội Việt Nam.

Có {nl}thể nói đó là lý do thứ hai khiến cho Giáo Hội Công Giáo Việt nam thất bại trước {nl}người cộng sản. Bởi chưng, với cung cách điều hành và làm việc như hiện nay, {nl}chắc chắn HÐGMVN chỉ có thua mà thôi chứ không thể thắng được “sự ranh ma của {nl}con cái thế gian” mà đại biểu chính thức nắm quân cờ là Ðảng Cộng Sản Việt Nam. {nl}Chúng ta hãy đọc thử những nỗ lực và phương pháp mà người cộng sản dùng để độc {nl}chiếm quyền lãnh đạo:

“Chúng ta phải nghiên cứu tất cả những tư tưởng {nl}gia vĩ đại trong việc chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, từ Tôn Tử, {nl}Ngô Khởi, Trương Tử Phòng, Lý Tư… và Mao Trạch Ðông ở phương Ðông, cho đến {nl}Machiavelli – tác giả cuốn cẩm nang 'The Prince' nổi tiếng ở phương Tây, thậm {nl}chí cả Napoleon, Hitler, Stalin… hoặc Hugo Chavez thời nay. Tất cả đều có những {nl}điều rất đáng để chúng ta học hỏi, từ nghệ thuật mị dân cho đến những thủ đoạn {nl}cứng – mềm linh hoạt trong việc đối phó với địch, và cả những sai lầm chiến {nl}thuật của các vị này.

Phải làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập {nl}dân chủ, nhưng vẫn không làm sứt mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày một tốt hơn với {nl}Hoa Kỳ và phương Tây – vốn là những kẻ đạo đức giả, duy lợi và thực dụng nhưng {nl}thích rao bán tấm áo 'dân chủ tự do' cùng với những khẩu hiệu cao đẹp {nl}khác.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải khái quát những luận điểm của {nl}Machiavelli để có thể áp dụng cho một chế độ, một đảng phái có cơ cấu phức tạp, {nl}chứ không phải là một nhà độc tài quân phiệt giản đơn.

Một nhà độc tài dù {nl}tàn độc đến đâu, ranh ma đến đâu, thì cũng chỉ là một kim tự tháp trên sa mạc, {nl}tĩnh lặng và không tiến hóa – nên trước sau cũng sẽ để lộ sơ hở chết người. {nl}Nhưng một đảng chuyên quyền thì luôn luôn biến động, thay đổi và lớn lên không {nl}ngừng; biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh một cách {nl}vô cùng linh động… và đặc biệt có đủ tài lực và nhân lực để lan tỏa chân rết đến {nl}mọi ngõ ngách của xã hội, kiểm soát cả dạ dày lẫn linh hồn của nhân {nl}dân.”[9]


Với một đối thủ ranh ma, quỷ quái và tàn độc như thế, nếu {nl}chỉ một mực “đơn sơ như chim câu” mà không biết “khôn ngoan như con rắn” thì chỉ {nl}có từ chết đến bị thương. Hiện tại, Giáo Hội Công Giáo Việt nam đang bị thương {nl}trầm trọng chắc chắn một phần vì các vị mục tử của chúng ta chưa vận dụng đủ {nl}công thức “khôn như con rắn” của Chúa Giêsu để “trả cho Cộng Sản những gì thuộc {nl}Cộng Sản”.

Chúng ta không thể trách Tòa Thánh là không hiểu rõ bản chất {nl}trí trá của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam nên đã có những quyết định không {nl}thích thích hợp; mà chúng ta hãy tự đấm ngực để nhận lấy thiếu sót vì chưa tích {nl}cực và trách nhiệm đủ trong việc phản ảnh đúng mức và tiên liệu chính xác những {nl}thực trạng mục vụ, chính trị và xã hội Việt nam để giúp Tòa Thánh đưa ra những {nl}định hướng và quyết định đúng đắn và ích lợi cho Giáo Hội cũng như đất nước Việt {nl}Nam.

Giáo Hội Việt Nam hôm nay nói được là có quá nhiều những mục tử {nl}khoa bảng. Giáo phận nào cũng đầy dẫy các linh mục, tu sĩ đi du học nước ngoài. {nl}Tuy nhiên, gần như không có những nhóm chuyên viên để làm việc chung và nghiên {nl}cứu tới nơi tới chốn các chuyên đề mục vụ nóng bỏng và cần thiết để tư vấn cho {nl}HÐGM, hầu có cơ sở vững chắc để đáp ứng các yêu cầu bức thiết đang tác động lên {nl}đời sống của Dân Chúa. Trong khi đó, mỗi năm HÐGM chỉ gặp nhau có 2 lần mà phần {nl}lớn nghị trình chỉ là để bàn thảo những vấn đề mang tính đạo đức truyền thống và {nl}nội bộ, không phản ảnh được những trọng điểm mục vụ mang chiều kích “Vui mừng và {nl}hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và {nl}những ai đau khổ”. Phải chăng đó là lý do thứ ba để Giáo Hội Công Giáo Việt nam {nl}trở thành người thua cuộc.

5. Ðề nghị một thế cờ mới

Ðể gây {nl}lại niềm tin cho cộng đồng Dân Chúa Việt nam, đồng bào Việt Nam, các tôn giáo {nl}bạn không nằm trong qũy đạo Cộng Sản, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, thông qua {nl}HÐGMVN, cần những bước đi can đảm và mạnh mẽ như sau:

• Không để Giáo {nl}Hội rơi vào tình trạng “bị động” để loay hoay đối phó những vấn đề đã rồi. Phải {nl}chăng sự thành công của nhà cầm quyền Cọng Sản là đã khiến HÐGMVN bị lôi kéo vào {nl}“hồ sơ Tổng Giám Mục Hà Nội” để không còn thời gian mà lưu tâm đến những vấn đề {nl}sống còn và an nguy của Ðất Nước, đang làm đau đầu các cấp lãnh đạo Cộng Sản {nl}hiện nay.

• Cần vượt lên trên những vấn đề chỉ liên quan đến quyền lợi {nl}của Giáo Hội (cơ sở, đất đai…) để vươn tới những yêu cầu thiết thân của toàn thể {nl}đồng bào Việt Nam: tự do, dân chủ, nhân quyền, y tế, giáo dục, môi trường, quyền {nl}lợi của nông dân và các dân tộc thiểu số…

• Phải nói thẳng và nói thật {nl}những điều đang ảnh hưởng đến sự tồn vong, phát triển và an nguy của đất nước: ý {nl}đồ trắng trợn của Trung Quốc đối với chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Việt {nl}Nam; sự cần thiết phải giải thể ý thức hệ Mác-Lê là yếu tố đem lại bao đau {nl}thương, mất mát, chia rẽ hận thù và chậm tiến cho dân tộc và đất nước; xây dựng {nl}một nhà nước pháp quyền dân chủ do dân và vì dân…

• Phải là điểm tựa cụ {nl}thể và tích cực cho những người thành tâm thiện chí tranh đấu cho sự thiện, cho {nl}lẽ công bằng, cho tự do và độc lập chủ quyền của đất nước.

• Cùng với {nl}những chuyên mục mang tính mục vụ xã hội và chính trị, bản thân Giáo Hội rất cần {nl}“làm mới chính mình” mà có lẽ bước đi đầu tiên đó chính là: cần bổ sung và điều {nl}chỉnh cơ cấu tổ chức, điều hành và cách làm việc của HÐGM sao cho hiệu quả, tích {nl}cực và thực sự đáp ứng các yều bức xúc của Giáo Hội và xã hội đương {nl}thời.

Có thể lúc nầy, nhà cầm quyền cọng sản tại Hà Nội mở tiệc ăn mừng {nl}chiến thắng trong ván bài ngoại giao và truyền thông đối với Vatican và Giáo Hội {nl}Công Giáo: chỉ cần một mũi tên bắn vào “Ngô Quang Kiệt” đã làm mất uy tín của {nl}Vatican, ít ra là đối với giới Công Giáo và đồng bào Việt Nam, đã khiến Giáo Hội {nl}Công Giáo Việt Nam bị đặt trong tình trạng thảm hại (Hàng Giáo Phẩm bị xúc phạm {nl}và chắc chắn có sự chia rẽ, niềm tin của giáo dân vào HÐGM giảm sút, sự mệt mõi, {nl}ngán ngẩm của mọi thành phần Dân Chúa trước những thông tin bất lợi, Giáo Hội bị {nl}đặt trong thế co cụm, lấn cấn, không còn khả năng để tái tập trung đề xuất các {nl}chiến lược mục vụ thích hợp mà thụ động loay hoay với các vấn đề mục vụ tại {nl}chỗ…).

Và như thế, họ an tâm mà chuẩn bị nhân sự cho kỳ Ðại Hội Ðảng sắp {nl}tới để tiếp tục cai trị độc quyền, an tâm mà tổ chức mừng Thăng Long 1000 năm {nl}với tất cả hoành tráng và yên bình, an tâm đưa Phật giáo quốc doanh lên ngôi như {nl}biểu hiện rõ nét và cụ thể của tự do tôn giáo và truyền thống văn hóa Việt nam, {nl}an tâm mà chấp hành các chỉ thị của Trung Nam Hải trong các nhượng bộ về chủ {nl}quyền lảnh thổ và lảnh hải cũng như các hợp động ma quỷ để người Tàu hiện diện {nl}cùng khắp trên lãnh thổ Việt Nam, an tâm mà trấn áp các cuộc biểu tình về Trường {nl}Sa, Hoàng Sa, về đền bù đất đai và quyền lợi của dân oan, an tâm dập tắt các {nl}tiếng nói đòi hỏi tự do, dân chủ, nhân quyền cho đồng bào, an tâm bỏ ngoài tai {nl}các tiếng nói phản biện với thiện chí xây dựng đất nước Việt nam độc lập, dân {nl}chủ và phát triển vững bền…

Ðứng trước hiện tình như thế, liệu những lời {nl}của sứ ngôn A-mốt sau đây có làm bận lòng các vị Mục Tử trong Giáo Hội Công Giáo {nl}nói chung và trong HÐGMVN nói riêng:

“Lễ lạt của các ngươi, Ta chán {nl}ghét khinh thường; hội hè của các ngươi, Ta chẳng hề thích thú. Các ngươi có {nl}dâng lên Ta của lễ toàn thiêu…những lễ vật của các ngươi, Ta không vui nhận, {nl}chiên bò béo tốt các ngươi đem hiến tế, Ta chẳng đoái hoài. Hãy dẹp bỏ tiếng hát {nl}om sòm của các ngươi, Ta không muốn nghe tiếng đàn của các ngươi nữa. Ta chỉ {nl}muốn cho lẽ phải như nước tuôn trào, cho công lý như dòng suối không bao giờ {nl}cạn” (Am 5,21-28)

“Khốn cho những kẻ sống yên ổn tại Xi-on, và sống an {nl}nhiên tự tại trên núi Sa-ma-ri, họ là những nhà lãnh đạo của dân đứng đầu các {nl}dân khiến nhà Ít-ra-en phải đến cầu cạnh. Chúng nằm dài trên giường ngà, ngả {nl}ngớn trên trường kỷ, mà ăn những chiên non nhất bầy, những bê béo nhất chuồng. {nl}Chúng dàn hát nghêu ngao; như Ða-vít, chúng dùng nhạc cụ mà sáng tác. Chúng uống {nl}rượu cả bầu, xức dầu thơm hảo hạng, nhưng chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà {nl}Giuse sụp đổ !” (Am 6,1-6).


Ước mong sao sẽ có một ngày Giáo Hội Công {nl}Giáo tại Việt Nam chiếm lại được thế thượng phong trong cuộc chiến với “ma quỷ, {nl}thế gian và xác thịt” mà người đại diện hiện nay tại Việt Nam chính là chính {nl}quyền Cộng Sản. Amen.

Chú thích
[1] HC “Giáo {nl}hội trong thế giới hôm nay”, số 1, phần Nhập Ðề.
[2] Sắc chỉ của Ðức Giáo {nl}Hoàng Bênêđíctô XVI bổ nhiệm Ðức Tổng Giám mục Phó Hà Nội
[3] Tòa Khâm sứ, {nl}đất giáo xứ Thái Hà, đồi Thánh giá Ðồng Chiêm, Nhà thờ Tam Tòa…
[4] Vụ án 2 {nl}luật sư Nguyễn Văn Ðài và Lê thị Công Nhân, các vụ án khác dành cho các nhà {nl}tranh đấu Dân Chủ như Trần Khải Thanh Thủy, Trần Anh Kim, Lê Công Ðịnh, Nguyễn {nl}Tiến Trung, Vũ Cao Quận…
[5] "Ðịch lợi dụng tôn giáo" (Ban Dân Tộc-Tôn giáo {nl}tỉnh Lào Cai)
[6] Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề {nl}trong hoàn cảnh hiện nay do Ðức cha Chủ tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ký ngày {nl}25-09-2008 tại Xuân Lộc.
[7] Diễn từ chúc mừng của Ðức cha Giuse Nguyễn Chí {nl}Linh, Phó chủ tịch HÐGMVN nhân ngày Ðức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ra mắt cộng {nl}đoàn Dân Chúa tại Nhà thờ chính toà Hà Nội, 07-05-2010
[8] Tài liệu đã dẫn ở {nl}số 6
[9] Tài liệu mật CSVN: ''Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa {nl}sợ''
{nl}

Trần Ðoan Hùng
(source: http://www.vietcatholic.net/News/Html/80329.htm)
{nl}{nl}