VIỆT NAM CHẬM CHÂN HƠN LÁNG GIỀNG

@ 24 May 2010 06:22 AM
Tin Hà Nội - Việt Nam vừa chen chân vào danh sách các nước có thu {nl}nhập trung bình ở mức thấp và có thể bị sa lầy trong điều gọi là bẫy {nl}thu nhập trung bình. Gần hai thập niên sau khi mở cửa chuyển đổi từ nền{nl} kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, Việt Nam vượt qua ngưỡng {nl}các nước nghèo đặt chân vào thang bậc dưới cùng của nhóm các nước có {nl}thu nhập trung bình. Theo định nghĩa xác lập năm 2008 của Ngân Hàng Thế{nl} Giới, một nước thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp có thu nhập bình {nl}quân đầu người từ 976 đô-la tới 3855 đô-la. Nếu người dân có thu nhập {nl}trung bình từ 3856 tới 11,905 đô-la thì trở thành quốc gia thu nhập {nl}trung bình khá. Từ mức 11,906 đô-la trở lên là nhóm quốc gia có thu {nl}nhập cao.
 
Theo số liệu của Bộ Ngoại Giao Hoa {nl}Kỳ, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2008 đạt 1024 {nl}đô-la. Sau đó vào cuối năm 2009 Ngân Hàng Thế Giới ghi nhận Việt Nam {nl}vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp, cùng sự tán dương về các{nl} nỗ lực vượt đói nghèo. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng Việt Nam đã {nl}thay đổi quá chậm chạp. Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã uổng phí 10 năm {nl}sau năm 1975 với nền kinh tế kế hoạch tập trung. Hơn hai thập niên bước{nl} đi theo kinh tế thị trường, Hà Nội chú trọng vào mức tăng trưởng nhưng{nl} nền kinh tế dựa vào xuất cảng nguyên liệu thô hay sản phẩm gia công {nl}không có giá trị cao. Ðể đạt mức thu nhập trung bình thấp đã khó, nhưng{nl} nếu tăng trưởng kinh tế tiếp tục chú trọng về số lượng mà ít quan tâm {nl}tới chất lượng thì sự trì trệ trong phát triển là hậu quả tất nhiên.
{nl}
 
Hiện nay Việt Nam mới ở tầng thấp nhất của các nước {nl}có thu nhập trung bình, có thể mục tiêu tương lai của Nhà nước chỉ nhắm{nl} tới những thang bậc cao hơn trong nhóm thu nhập trung bình thấp, vì {nl}tăng gấp ba lần thu nhập bình quân đầu người đạt mức hơn 3000 đô-la {nl}cũng đã là quá khó. Tuy nhiên với việc công nhận lọt vào mức thu nhập {nl}trung bình này, thì Hà Nội sẽ mất đi những lợi thế trong việc có thể {nl}vay mượn tiền với lãi suất ưu đãi, cũng như sẽ bị sa lầy vì không được {nl}giúp đỡ bằng viện trợ và những chương trình của các định chế tài chánh {nl}khác trên thế giới.(SBTN)
{nl}{nl}