DU HỌC SINH VIỆT NAM TẠI NGA CẦU CỨU BỘ TRƯỞNG VÌ ÐÓI
@ 26 May 2010 03:49 AM
Tin{nl} Mạc Tư Khoa - Một bản tin từ trong nước đã làm cho nhiều người phải lắc{nl} đầu ngao ngán, khi loan tin về những du học sinh Việt Nam tại Nga suốt{nl} gần 6 tháng không nhận được học bổng, nhiều sinh viên du học theo đề {nl}án 322 tại Nga đã phải vất vả để lo toan cho việc sinh sống và học tập.{nl} Tình trạng ngồi trong lớp học mà bụng đói meo xảy ra như cơm bữa. Bản {nl}tin trích lá thư của 19 lưu học sinh chương trình 322 tại Ðại học Kỹ {nl}thuật Tổng hợp Bauman Liên bang Nga phải lên tiếng cầu cứu Bộ trưởng {nl}Giáo dục Cộng sản Việt Nam. Theo các sinh viên này, với khoản trợ cấp {nl}400 đô-la, trừ tiền thuê nhà, phí chuyển tiền, tiền bảo hiểm, các em {nl}còn lại khoảng 280 đô-la mỗi tháng. Ở thủ đô của Nga, khoản tiền này quả{nl} là eo hẹp, các em phải chi tiêu ở mức thấp nhất mới đủ sống. Những du {nl}học sinh này cho hay họ rất bất mãn về việc không bao giờ được nhận học{nl} bổng đúng thời hạn và việc chậm học bổng cả năm đến sáu tháng hay dài {nl}hơn là chuyện xảy ra thường xuyên.
Các em cho {nl}biết khi ngồi học, đầu óc luôn bị cái đói bám đuổi nhưng các em không {nl}dám kêu vì sợ gia đình lo lắng. Thực tế này đã khiến các du học sinh {nl}đứng giữa hai sự lựa chọn là tiếp tục chờ sinh hoạt phí hoặc chấp nhận {nl}lơ là học tập để tìm cách kiếm tiền. Ðiều này đã khiến kiến thức mòn {nl}dần, nhiều em cảm thấy đi học ngày một nặng nề. Nhiều khi đi đường hay {nl}đi lên trường mà trong túi không còn một đồng nào. Sáng dậy chưa ăn gì {nl}lên đến lớp, đến giờ ăn trưa cũng không có tiền đi ăn. Ngồi trong lớp {nl}học mà bụng đói meo, nhìn các bạn đi ăn mà mình lủi thủi ngồi trong góc{nl} tường thì thử hỏi làm sao đủ can đảm mà đi học.
Cũng{nl} theo những sinh viên này cho biết cứ thi xong, kết quả tốt làm cho họ {nl}háo hức làm báo cáo gửi về nhà để mong sớm được nhận tiền, nhưng gửi báo{nl} cáo đợt 1 xong, chờ vài ba tháng lại phải báo cáo đợt 2, đợt 3, rồi {nl}không biết có còn đợt nào nữa không mà tiền thì vẫn chưa thấy, thất {nl}vọng nối tiếp thất vọng. Những sinh viên này cũng nêu thắc mắc: Tại sao{nl} việc chuyển tiền lại chậm trễ đến vậy, tất cả các thủ tục yêu cầu, các{nl} em đều làm đủ vậy tại sao tiền lại không được nhận theo quy định.
{nl}
Trên nguyên tắc sau khi nhận đề nghị từ Cục Ðào tạo {nl}với nước ngoài, Bộ Tài chính sẽ thực hiện việc chuyển tiền tới tài {nl}khoản của du học sinh hoặc người đại diện. Do bị chậm nên suốt 6 tháng {nl}qua, hơn 45,000 đô-la sinh hoạt phí của 19 sinh viên này vẫn nằm ở Bộ {nl}Tài chính. Cục trưởng Cục Ðào tạo với ngoại quốc cho hay, 19 du học {nl}sinh đề án 322 này đi theo diện đào tạo phối hợp của Học viện Kỹ thuật {nl}Quân sự. Do đó lâu nay sinh hoạt phí của các sinh viên này thường được {nl}Cục chuyển cho người đại diện của học viện chứ không gửi vào tài khoản {nl}cá nhân của từng sinh viên. Một chuyên viên Cục Ðào tạo với ngoại quốc {nl}trực tiếp quản lý 19 lưu học sinh ở Nga cho biết do Học viện kỹ thuật {nl}chưa thống nhất được phương thức chuyển tiền vào tài khoản cho du học {nl}sinh hay tiếp tục gửi cho người nhận như mọi khi. Gần đây đại diện học {nl}viện đã nộp bảng điểm của 19 lưu học sinh này nhưng vẫn thiếu báo cáo {nl}theo mẫu của Bộ và quan trọng nhất là không có thông tin về việc nhận {nl}tiền.(SBTN) {nl}{nl}