BÁO NAM DƯƠNG NÓI VỀ TÌNH HÌNH TRANH CHẤP BIỂN ÐÔNG

@ 13 June 2010 10:04 PM
Tin Jakarta - Nhật báo Jakarta News trong một bài viết ngày hôm nay{nl} đã viết về tình hình tranh chấp biển đông, trong đó cho biết việc {nl}Trung cộng phát triển hải quân đe dọa không những Việt Nam mà còn cả {nl}các quốc gia khác trong vùng Dông Nam Á. Bài báo viết với tất cả những {nl}lời nói khoa trương trong dịp kỷ niệm 60 năm quan hệ Trung Cộng và Nam {nl}Dương trong vài tháng qua, nhiều người dường như không để ý đến những {nl}phát triển gần đây trên Biển Ðông. Trong hai tuần qua, các chi tiết cho{nl} thấy rõ về sự quyết đoán ngày càng tăng của Hải quân Trung Cộng và khả{nl} năng phô trương sức mạnh hải quân trong khu vực.
 
Trong{nl} một báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, một đội {nl}tàu nhỏ gồm sáu tàu từ Hạm đội Bắc Hải khởi hành ngày 18 tháng 3 cho {nl}cuộc diễn tập huấn luyện đường dài ở vùng biển tiếp giáp với vùng Ðá {nl}Chữ thập trong quần đảo Trường Sa, và theo tin tức cũng có luyện tập {nl}gần eo biển Malacca. Giữa tháng 4, các phương tiện truyền thông Nhật {nl}Bản đưa tin, một lực lượng đặc nhiệm thứ hai với ít nhất 10 tàu chiến {nl}từ Hạm đội Ðông Hải gồm các tàu khu trục lớn và tàu khu trục nhỏ đi qua{nl} eo biển Miyako, dừng lại phía Ðông của Ðài Loan, và tiến hành diễn tập{nl} chiến tranh chống tàu ngầm. Nhóm này dường như chỉ dừng lại khi nhận {nl}được tin các ngư dân Việt Nam vây quanh các tàu tuần tra đánh cá Trung {nl}Cộng trên Biển Ðông mà họ được gửi tới ứng cứu, sau đó đã rút khỏi khu {nl}vực. Trích dẫn lời của Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải, nói Trung Cộng cần phải{nl} bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình qua việc phô trương sức mạnh hải {nl}quân đường dài.
 
Các phát triển này báo hiệu khả {nl}năng hải quân của Trung Cộng lớn mạnh và họ có ý định có thể sử dụng {nl}trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Các cuộc tập trận quân sự hồi tháng 3{nl} và tháng 4 cũng đã chứng minh khả năng hải quân tổ chức và tiến hành {nl}các hoạt động xa, phối hợp với nhiều loại vũ khí và có khả năng phối {nl}hợp tốt ba hạm đội của họ. Chuyên gia khu vực, ông Michael Auslin lập {nl}luận rằng, điều này là một phần trong chiến lược mới phòng thủ ngoài {nl}khơi của Trung Cộng. Quyết định của Trung Cộng hồi tháng 12 năm 2008 {nl}tham gia hoạt động chống cướp biển quốc tế ở Vịnh Aden, tiếp tục mở {nl}rộng Hải quân, và sự kiện đụng độ với tàu USS Impeccable của Hoa Kỳ năm{nl} 2009, dường như để tăng thêm trọng lượng cho lập luận này. Vì thế, rất{nl} khó cho các nước Ðông Nam Á hoan nghênh sự quyết đoán của hải quân {nl}Trung Cộng ngày càng gia tăng.
 
Ðặc biệt trong {nl}khu vực tự do thương mại ASEAN và Trung Cộng, đã gây ra sự bất bình {nl}trong nội bộ của một số nước thành viên. Việc tranh chấp hàng thập kỷ {nl}liên quan đến Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân, Brunei, Ðài Loan và Trung {nl}Cộng thì rất nghiêm trọng không chỉ đối với chủ quyền, mà còn làm xáo {nl}trộn nguồn năng lượng trên biển, và tầm quan trọng về địa chiến lược {nl}của các đường vận chuyển, kiểm soát liên lạc các tuyến đường biển giữa {nl}Thái Bình Dương và Ấn Ðộ Dương. Bài báo này kết luận đối với Nam Dương,{nl} các vùng biển quanh quần đảo Natuna cũng bị đe dọa. Vì những lợi ích {nl}này, sẽ phản tác dụng nếu bất kỳ nước nào đang tranh chấp mà sử dụng {nl}hoặc đe dọa sử dụng lực lượng quân sự để giải quyết tranh chấp.(SBTN)
{nl}{nl}