HAI QUỐC GIA CÙNG MỘT CÁCH KIỂM SOÁT INTERNET

@ 14 June 2010 08:11 AM
Tin tổng hợp - Trung Cộng vừa công bố Bạch thư trong tuần qua, {nl}trong đó nhấn mạnh đến nội dung phải siết chặt quản lý internet, đồng {nl}thời tuyên bố không quan tâm đến những chỉ trích bên ngoài về quyền tự {nl}do internet. Một tháng trước đây, Việt Nam cũng đưa ra quyết định tương{nl} tự về việc kiểm soát internet, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà {nl}Nội và Saigon. Bạch thư dày 31 trang được chính quyền Trung Cộng đưa ra{nl} sau nhiều tháng tranh cãi về quyền tự do của người sử dụng internet {nl}sau khi công ty Google tuyên bố rút ra khỏi Trung Cộng. Theo đó, chính {nl}phủ Trung Cộng tuyên bố sẽ không nới lỏng kiểm soát internet, không {nl}những đối với những websites có nội dung bạo lực và khiêu dâm, mà còn {nl}đặc biệt để mắt tới các trang mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, {nl}Twitter và Youtube.
 
Những hoạt động kiểm soát {nl}gắt gao của Trung Cộng đã bị Hoa Kỳ, châu Âu và nhiều nước trên thế {nl}giới chỉ trích trong thời gian gần đây vì vi phạm quyền tự do của người{nl} sử dụng internet. Nhiều nhà hoạt động dân chủ và công dân mạng đã bị {nl}theo dõi và bắt giam, vì đã thảo luận trên mạng về các chủ đề liên quan {nl}đến những vấn đề chính trị nhạy cảm. Cùng với Trung Cộng, các quốc gia {nl}như Syria, Iran và Việt Nam cũng bị xếp trong danh sách các nước thiếu {nl}tự do về quyền sử dụng internet. Ở những quốc gia trên, có một mẫu số {nl}chung trong việc kiểm soát internet, đầu tiên là ngăn chặn các trang {nl}mạng xã hội như Facebook, Twitter và Youtube, cài đặt các công cụ theo {nl}dõi các hoạt động lướt web của người sử dụng, tiếp sau đó là giới thiệu{nl} một website nội địa thay thế, trong đó dĩ nhiên có sự can thiệp, kiểm {nl}soát của nhà nước.
 
Quyết định không nói rõ về {nl}software được sử dụng, nhưng các cư dân mạng bàn tán xôn xao về khả {nl}năng đó là một software tương tự với software Green Dam thường được gọi{nl} dưới cái tên Lục Bá, do Trung Cộng sản xuất và sử dụng để kiểm soát {nl}internet. Tuy nhiên Green Dam khi được chính quyền sử dụng để kiểm soát {nl}từ xa đã gây ra những rắc rối khi bị chính các hacker lợi dụng để chen {nl}chân vào.
 
Ngoài ra, software này còn bị công ty{nl} software Hoa Kỳ Cybersitter kiện vì cho rằng hai công ty Trung Cộng đã{nl} sao chép bất hợp pháp các mã từ của một software kiểm soát internet {nl}đoạt giải của họ. Vì vậy kế hoạch sử dụng Green Dam để quản lý internet{nl} đã tỏ ra không hiệu quả ngay từ đầu. Một số blogger Việt Nam cho rằng {nl}đây là một cú gậy ông đập lưng ông đối với chính quyền Trung Cộng. {nl}Tương tự với những bước đi của chính phủ Trung Cộng, vào cuối tháng 4 {nl}vừa qua, chính quyền Hà Nội đã ban hành quyết định 15 với rất nhiều {nl}điều lệ mà trong đó nổi bật nhất là yêu cầu các máy chủ phải cài đặt {nl}một phầm mềm quản lý đại lý internet. Tuy nhiên sau một tháng sau khi {nl}quyết định được ban hành, nhiều người dân Hà Nội vẫn không hề biết đến {nl}quyết định trên.
 
Một kỹ thuật viên máy tính {nl}thường xuyên sử dụng dịch vụ ở các tiệm internet cho rằng việc cài đặt {nl}software kiểm soát là không khả thi. Lý do đưa ra cho việc ban hành {nl}quyết định là để kiểm soát những trang web đen chứa nội dung bạo lực và {nl} khiêu dâm. Tuy nhiên nhiều nhà dân chủ thực sự quan ngại cho hành động {nl}được cho là siết chặt gọng kềm của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đối {nl}với những hoạt động trao đổi thông tin trên mạng internet. Việt Nam {nl}hiện có 24 triệu người sử dụng Internet. 41 triệu 700 ngàn người sử {nl}dụng điện thoại. Số người sử dụng điện thoại di động là 37 triệu 700 {nl}ngàn người.(SBTN)
{nl}{nl}