NẠN BUÔN NGƯỜI TẠI VIỆT NAM THEO NHẬN ÐỊNH CỦA BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ

@ 16 June 2010 07:42 AM
Tin{nl} Hoa Thịnh Ðốn - Như tin SB-TN đã loan vào ngày hôm qua, Bộ Ngoại Giao {nl}Hoa Kỳ vửa công bố phúc trình thường niên năm 2010 về nạn buôn người {nl}toàn thế giới. Công bố này xếp Việt Nam vào bậc 2, đồng thời đưa Cộng {nl}sản Việt Nam trở lại danh sách cần được theo dõi mà từ năm 2004 Việt {nl}Nam đã được miễn giảm nhờ những nỗ lực phòng chống. Bản báo cáo trong {nl}đoạn về Việt Nam viết rằng Việt Nam là nơi phát xuất mà cũng là điểm {nl}đến của nam giới, phụ nữ, trẻ con, đó là những mục tiêu hay đúng hơn là{nl} nạn nhân của tệ nạn buôn người, đặc biệt là buôn bán để cưỡng bách họ {nl}vào đường mãi dâm và lao động cưỡng bức. Việt Nam cũng là nứơc đã xuất {nl}cảng nhiều công nhân nam nữ thông qua các công ty môi giới của chính phủ{nl} hay của tư nhân, để lao động trong ngành xây dựng, đánh cá, trong các {nl}hãng xưởng do tư nhân làm chủ từ Ðông sang Tây như Mã Lai, Ðài Loan, {nl}Nam Hàn, Trung cộng, Nhật Bản, Thái Lan, Nam Dương, Anh Quốc, Tiệp {nl}Khắc, Nga, Trung Ðông. Rất nhiều công nhân Việt Nam ra nứơc ngoài đã {nl}làm việc trong điều kiện tồi tệ, bị chủ bóc lột, bị bắt làm quá sức lao{nl} động của họ. Trên đây là đoạn mở đầu bản phúc trình buôn người thường {nl}niên 2010 của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phần nói về Việt Nam.
 
{nl}
Ðó cũng là lý do khiến năm nay Việt Nam từ bậc hai các nứơc có vấn{nl} đề, nay bị kéo xuống xuống Tier 2 Watchlist tức bậc hai cần được theo {nl}dõi. Phát biểu với báo chí tại Hoa Thịnh Ðốn, ông Chebaca là đại sứ lưu{nl} động thuộc Cơ Quan Phòng Chống Buôn người trong Bộ Ngoại Giao Mỹ, giải{nl} thích rằng điều rõ nhất khiến Việt Nam bị tụt xuống một bậc trong danh{nl} sách xếp hạng về vấn đề buôn người năm nay là vì trong lúc cố tập {nl}trung vào việc kiểm tra phòng chống tệ nạn buôn phụ nữ và trẻ em vào {nl}đừơng mãi dâm, thì CSViệt Nam lại lơ là trước thực tế là quá nhiều công{nl} nhân lao động nam nữ mà họ đưa qua nứơc ngoài làm việc đã bị lạm dụng {nl}sức lao động quá đáng.
 
Ông Chebaca cho biết phụ{nl} nữ Việt Nam không chỉ bị buôn vào những đừơng dây gọi là kỹ nghệ mãi {nl}dâm ở tại các quốc gia khác mà chuyện này cũng xảy ra ngay tại Việt {nl}Nam. Cũng có nhiều phụ nữ Việt bị giam giữ như những nô lệ lao động chứ {nl} không chỉ là nô lệ tình dục. Báo cáo thường niên về buôn người của Bộ {nl}Ngoại Giao Mỹ nhấn mạnh đến việc các công ty xuất cảng lao động ở Việt {nl}Nam, phần lớn là của chính phủ, có thể tính phí xuất cảng cho người {nl}muốn ra nứơc ngoài lao động một số tiền có thể lên tới mười ngàn đô-la.{nl} Theo phúc trình, mức phí lao động quá cao này đã biến các công nhân {nl}nam nữ Việt Nam thành những kẻ nặng nợ mà hậu quả là họ phải bằng mọi {nl}cách, kể cả lao động cực nhọc và làm nhiều giờ, hầu có tiền vừa trả nợ {nl}vừa gởi về giúp cho gia đình. Về lãnh vực buôn người vào đừơng mãi dâm,{nl} phúc trình của Cơ Quan Phòng Chống Nạn Buôn người thuộc Bộ Ngoại Giao {nl}Mỹ cho thấy phụ nữ và trẻ em Việt Nam đã và đang là những đối tượng bị {nl}lường gạt vào đường mãi dâm dứơi danh nghĩa đi kiếm việc làm tại khắp {nl}nơi thuộc Châu Á. Các nạn nhân này bị bán qua những động mãi dâm bên {nl}kia biên giới Cam Bốt, Trung Cộng, Lào. Một số khác sau đó bị chuyển {nl}qua những động mãi dâm bên Thái Lan và bên Mã Lai. Sau cùng, nổ lực {nl}phòng chống và giảm thiểu nạn buôn người dứơi mọi hình thức mà Việt Nam{nl} thực hiện bấy nay, tuy chưa đáp ứng hoàn toàn tiêu chuẩn mong đợi, {nl}phúc trình kết luận là Việt Nam vẫn được coi là đã cố gắng nhưng chưa {nl}đủ.
 
Ông Chebaca nói điều đáng tiếc là tiến {nl}trình phát triển nhanh chóng đó cũng làm nẩy sinh tình trạng công nhân {nl}lao động Việt Nam bị lôi kéo bị lạm dụng vào những hoàn cảnh lao động {nl}tồi tệ ở nứơc ngoài mà Việt Nam phải giánh chịu tai tiếng này. Tưởng {nl}cần nêu rõ, trong phúc trình chống buôn người năm nay của Bộ Ngoại Giao{nl} Mỹ, Ðài Loan, nứơc có liên hệ mật thiết với Việt Nam trong lãnh vực cô{nl} dâu và công nhân lao động, được nâng lên bậc 1 nghĩa là hàng đầu trong {nl}chính sách chống buôn người. Theo nguyên tắc, quốc gia nào nằm trong {nl}danh sách Watchlist bị theo dõi hai năm liền thì tự động rơi xuống bậc 3{nl} nghĩa là hạng chót, và sẽ đối diện nguy cơ bị chế tài.(SBTN)
{nl}{nl}