TẠI HÀ NỘI, NGƯỜI TA CÓ THỂ BỊ BỎ TÙ VÌ TÍN NGƯỠNG

@ 22 June 2010 09:52 AM
Tin{nl} Paris - Nhật báo La Croix hôm qua đăng một bài báo với tựa đề Tại Hà {nl}Nội, người ta có thể bị bỏ tù vì đức tin tôn giáo, mô tả sức hút của {nl}Công giáo tại Hà Nội và những căng thẳng giữa Công giáo và nhà cầm {nl}quyền Cộng sản Việt Nam trong thời gian hai năm gần đây. Theo bài báo {nl}này, kể từ năm 1986, nhà nước Cộng sản Việt Nam bắt đầu khẳng định tôn {nl}trọng quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên trên thực tế quyền tự do này {nl}không thực sự được thực thi. Chính vì vậy, nhiều người theo Thiên chúa {nl}giáo đã phản kháng lại. Từ hai năm nay các căng thẳng tiềm tàng có lúc {nl}dâng cao và bùng nổ thành xung đột, đặc biệt liên quan đến các tranh {nl}chấp đất đai nhất là ở Hà Nội. Theo số thống kê chính thức, Hà Nội chỉ {nl}có 30 ngàn tín đồ Công giáo trên tổng số 4 triệu dân cư, trong khi trên{nl} toàn quốc có khoảng 7 triệu người Công giáo, chiếm 8% dân số.

Với làn {nl}sóng di dân từ nông thôn và các luồng nhập cư từ các nơi, và việc hôn {nl}nhân với người ngoài đạo, số lượng tín đồ Công giáo tại Hà Nội trên {nl}thực tế cao hơn nhiều. Hiện tại các cơ sở sinh hoạt tôn giáo tại các xứ{nl} đạo đều quá đông. Thái Hà là xứ đạo lớn nhất, phải đón tiếp từ 12 đến {nl}15,000 người trong các buổi thánh lễ.
 
La Croix {nl}đặt câu hỏi tại sao Công giáo lại có sức thu hút như vậy, và theo một {nl}linh mục xứ Thái Hà, chính đức tin sâu sắc vào Chúa của những người Công{nl} giáo mang lại sức hấp dẫn cho tôn giáo này, tại một đất nước đang trải{nl} qua cuộc khủng hoảng lý tưởng. Tuy nhiên cũng theo linh mục này, những{nl} căng thẳng trong quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội Công giáo khiến {nl}nhiều người, đặc biệt là sinh viên, xa lánh tôn giáo, vì sợ ảnh hưởng {nl}đến tương lai của mình.
 
Theo linh mục xứ Thái {nl}Hà, do các nguyên nhân lịch sử, nhà cầm quyền coi nhiều người Công giáo{nl} như kẻ thù. Những người truyền giáo trước kia đã tới Việt Nam cùng với{nl} thực dân. Quá khứ này đã để lại nhiều dấu ấn, bên cạnh các cuộc đàn áp{nl} tôn giáo. Ðàn áp tôn giáo tiếp tục khốc liệt sau khi những người cộng {nl}sản lên nắm quyền. Theo linh mục, cho đến giữa những năm 1980 các nhà {nl}thờ vẫn bị đóng cửa. Cho đến năm 1986, một giao ước khá mơ hồ đã được {nl}thiết lập, theo đó để đổi lại việc nhà nước cho phép hoạt động tín {nl}ngưỡng, Giáo hội Công giáo phải từ bỏ thái độ đối kháng chống lại chế {nl}độ. Tuy nhiên giao ước này không giải quyết dễ dàng mọi trở ngại trong {nl}quan hệ giữa hai phía. Vẫn tiếp tục có những tiếng nói từ phía các chức{nl} sắc Công giáo cho rằng Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn đang là một {nl}trong các giáo hội bị đàn áp nhiều nhất, như lời phát biểu của Giám mục {nl} Thanh Hóa trong một cuộc họp của Hội đồng giám mục.
 
{nl}
Một tín đồ Công giáo cho biết các xung đột về đất đai chỉ là một {nl}cái cớ đế nhà cầm quyền đàn áp. Bởi họ nhìn thấy trong Giáo hội Công {nl}giáo một mảnh đất tự do, cái tự do mà mọi người Việt Nam đều mong muốn.{nl} Chính vì vậy, nhà cầm quyền đã đàn áp để không cho tinh thần đó lan {nl}tỏa. Việc Tổng giám mục Hà Nội bị thay đối bất ngờ mới đây càng làm {nl}tăng thêm nỗi ngờ vực đối với Hà Nội nơi những người Công giáo. Tuy {nl}nhiên lại cũng có những người Công giáo khác tránh xa các xung đột {nl}này.(SBTN)
{nl}{nl}