MIỀN TRUNG TIẾP TỤC ÐỐI MẶT VỚI KHÔ HẠN

@ 5 July 2010 07:45 PM
{nl}
http://www.namquoc.com/tinypic/pictures/10bc971f97f30d73b083965c732dc33a.jpg
Tin Quảng Ngãi - Tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở các huyện miền núi và hải đảo đang diễn ra gay gắt. Nắng nĩng kéo dài đã làm cho mực nước trên các sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ ở Quảng Ngãi đều khô cạn. Hàng ngàn hecta lúa hè thu bị thiếu nước tưới. Chưa khi nào Quảng Ngãi xảy ra nắng hạn gay gắt kéo dài như năm nay. Ngay từ đầu vụ hè thu, nông dân trong tỉnh đã phải đối mặt với khô hạn do mực nước ở các hồ, đập xuống thấp hơn một nửa so với trung bình mọi năm. Do không có nước tưới, tiến độ gieo sạ không bảo đảm theo lịch thời vụ. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đã phải chữa cháy bằng cách cho lùi lịch thời vụ lại 10 ngày.

Mặc dù vậy có đến 500 hecta ruộng không gieo sạ được do thiếu nước tưới. Ðập Thạch Nham là công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, đến nay mực nước xuống thấp hơn tràn 0.8 thước. Lượng nước này chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 diện tích tưới vụ hè thu. Do thiếu nước tưới nên đã có 75 hecta lúa ở các xã khu Ðông thuộc các huyện Sơn Tịnh, Mộ Ðức, Ðức Phổ bị nhiễm mặn. Bên cạnh đó, việc cắt điện liên tục 4 ngày một tuần đã làm cho hệ thống các trạm bơm điện gần như mất tác dụng. Nếu thời tiết nắng nóng tiếp tục kéo dài khoảng 2 tháng nữa thì sẽ có hơn 60% trong tổng số hơn 30,000 hecta diện tích sản xuất vụ hè thu bị mất trắng.

Ở các vùng miền núi, tình trạng khô hạn đang diễn ra trên nhiều cánh đồng thuộc các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng và Tây Trà. Cũng do nắng nóng kéo dài nên đã xuất hiện tình trạng thiếu nước sinh hoạt cục bộ ở các huyện miền núi và hải đảo như Ba Tơ, Tây Trà, Lý Sơn. Ðặc biệt, xã An Bình tức đảo Bé ở huyện đảo Lý Sơn do không có mạch nước ngầm nên 110 hộ dân xã này phải xây bể chứa hứng nước mưa sử dụng, nhưng do năm nay thời tiết nắng nóng kéo dài liên tục từ giữa tháng 2 âm lịch đến nay nên toàn bộ nguồn nước mưa được người dân dự trữ cho sinh hoạt nay đã cạn kiệt. Một người dân tại đây cho biết dù gia đình đã rất tiết kiệm nhưng do thời tiết quá nóng nên nguồn nước đã cạn, hầu hết các gia đình người dân ở đây đã phải mua nước được chuyển từ đảo lớn sang với giá từ 140,000 đồng đến 180,000 đồng một thước khối.

Trước những khó khăn về nước sinh hoạt của người dân địa phương, nhà cầm quyền đã không giúp được gì cho dân ngoài lời hứa là sẽ đề nghị lên cấp trên để giải quyết. Tuy nhiên cấp trên cũng trả lời rằng lượng nước dự trữ trong cả vùng cũng không nhiều nên cũng không làm được gì hơn, ngoài việc huy động phương tiện vận chuyển nước ngọt từ đảo lớn sang bán cho người dân để lấy tiền bỏ túi.(SBTN)