HỘI NGHỊ ASEAN BUỚC SANG NGÀY THỨ NHÌ Ở VIỆT NAM TRONG TÌNH TRẠNG AN NINH NGHIÊM NGẶT

@ 22 July 2010 07:58 AM
Tin Hà Nội - Các Bộ trưởng ngoại giao và các đoàn đại biểu của Hiệp Hội các Quốc gia Ðông Nam Á tiếp tục hội họp sang ngày thứ nhì tại Hà Nội trong tình trạng an ninh nghiêm ngặt, với Miến Ðiện và Bắc Hàn vẫn là nghị trình chính của các cuộc hội thảo. Hôm qua, ông Surin Pitsuwan, Chủ Tịch khối ASEAN gồm 10 thành viên, trong đó có cả Miến Ðiện, nói họ quan tâm đến cuộc bầu cử sắp tới tại đất nước này, đồng thời hy vọng là những tù nhân chính trị sẽ được phóng thích, trong đó có cả biểu tượng dân chủ là bà Aung San Suu Kyi, người bị giam giữ dưới mọi hình thức trong suốt 15 năm qua kể từ khi liên minh quốc gia vì dân chủ của bà chiến thắng trong cuộc bầu cử cách đây 21 năm nhưng không được chính quyền quân phiệt nhìn nhận. Bà Suu Kyi vẫn đang bị quản thúc tại gia cùng lúc hơn 2000 chính trị gia đối lập bị tù đầy. Vào đầu năm ngoái, một số các quốc gia đã hối thúc khối ASEAN hãy có lập trường nghiêm khác hơn trong việc kêu gọi giới lãnh đạo quân phiệt Miến Ðiện phóng thích bà Suu Kyi. Nhưng đề nghị này đã bị sụp đổ vì nhiều nước phản đối với lý do là họ không muốn can thiệp vào nội bộ của các thành viên khác. Vấn đề Bắc Hàn cũng sẽ được bàn thảo tại hội nghị này.

Vùng bán đảo Triều tiên đã trở nên căng thảng sau khi Nam Hàn cáo giác Bắc Hàn đánh chìm chiếc chiến hạm Cheoan của hải quân Nam Hàn vào tháng 3 gây tử vong cho 46 thủy thủ, việc mà Bình nhưỡng phủ nhận. Vào đầu tháng nay Liên Hiệp Quốc cũng đã lên án vụ tấn công nói trên, nhưng dưới áp lực của Trung Cộng, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã không trực tiếp quy trách nhiệm cho Bắc Hàn. Cuộc đàm phán 6 quốc gia gồm 2 nước Triều tiên, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga và Trung Cộng nhằm giải quyết tham vọng nguyên tử của Bắc Hàn đã bị bế tắc vào năm 2007 khiến cho thỏa ước giải giới năm 2005 đã bị Bắc Hàn vi phạm bằng những vụ phóng phi đạn tầm xa và thử 2 vụ nổ nguyên tử. Hoa Kỳ và Nam Hàn nói Bắc Hàn phải nhìn nhận trách nhiệm vụ chiếc chiến chạm Cheonan bị chìm trước khi họ suy nghĩ việc trở lại bàn đàm phán 6 gia như Bắc Hàn đề nghị. Theo dự trù, Ngoại Trưởng Bắc Hàn Pak Ui-chun, người có tên trong danh sách tham dự diễn đàn này, sẽ tái lập lời kêu gọi của Bình nhưỡng trong việc trở lại bàn đàm phán đa quốc gia.(SBTN)

{nl}{nl}