BẮC KINH MUỐN CHIA RẼ ASEAN VỀ BIỂN ÐÔNG

@ 23 August 2010 03:18 PM
Tin tổng hợp - Gần một tháng sau tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton về quyền lợi quốc gia trong việc giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Ðông, vẫn tiếp tục có các phân tích và bình luận về sự kiện này. Khẳng định lại quan điểm của Hoa Kỳ, Ðô đốc Robert Willard là Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, nhấn mạnh rằng Washington phản đối việc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp ở vùng biển mà Bắc Kinh gọi là Nam Trung Hoa.

Trong khi đó ông Ernest Bower, Cố vấn cao cấp đồng thời là Giám đốc Chương trình Ðông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Chiến lược, nói tuyên bố của bà Clinton tại Diễn đàn ARF đã khiến Trung Cộng bất ngờ. Ông cho rằng Bắc Kinh theo đuổi một cách khá hẹp hòi về điều họ gọi là chủ quyền và mối quan tâm ở biển Ðông. Ðiều bà Clinton đã làm là bày tỏ các chính sách của Hoa Kỳ với một thái độ cương quyết, khẳng định sự trở lại hợp tác của Mỹ với các nước ở Ðông Nam Á, nhất là về một vấn đề quan trọng đối với tất cả các nước liên quan, trong đó có cả Hoa Kỳ.

Ðiều khiến Trung Cộng bất ngờ không phải là chuyện Hoa Kỳ nêu vấn đề đó lên tại diễn đàn ARF, nhưng là mức độ phối hợp giữa Hoa Kỳ và các nước ASEAN cũng như sự hậu thuẫn mà họ nhận được. Trước đó Bắc Kinh đã vận động với các nước trong Hiệp hội Các quốc gia Ðông Nam Á trước khi diễn đàn diễn ra. Khi bà Ngoại trưởng lên tiếng với một gợi ý cương quyết mà lại nhận được sự hậu thuẫn hết sức mạnh mẽ của các nước ASEAN, điều đó làm Bắc Kinh bất ngờ.

Ông Bower cho rằng chính quyền của Tổng thống Obama lên nắm quyền với quan điểm rằng Trung Cộng sẽ là một đối tác, và tin rằng Washington và Bắc Kinh có thể thẳng thắn cùng nhau giải quyết các vấn đề toàn cầu. Thế nhưng quan điểm đó của ông Obama đã bị khước từ trong chuyến thăm Trung Cộng hồi năm 2009. Ông trở về và nhận ra rằng cần phải cẩn thận lắng nghe lời cố vấn của một nhóm người trong chính phủ đã từng khuyên ông rằng khi quan hệ với Trung Cộng, cần phải thể hiện quan điểm một cách rõ ràng và mạnh mẽ.

Ông nói Trung cộng muốn chia rẽ ASEAN bằng cách giải quyết tranh chấp với từng nước một và họ không muốn các nước chia sẻ thông tin về các cuộc đàm phán liên quan tới biển Ðông giữa từng nước với Trung Cộng. Các cuộc đàm phán song phương kiểu này đầy bí mật và không minh bạch. Trung Cộng đã chứng tỏ với các nước láng giềng rằng họ sẽ tuân thủ pháp quyền quốc tế, và họ đã thể hiện quan điểm rất rõ rằng họ không muốn đàm phán đa phương. Ðiều này khiến ASEAN quan ngại.

Các nước Ðông Nam Á thực ra muốn Trung Cộng là một đối tác tốt trên trường quốc tế, giúp khu vực này phát triển. ASEAN không muốn thấy mặt trái của vấn đề, rằng đất nước mà họ có mối quan hệ thương mại mạnh mẽ sẽ đến một lúc nào đó yêu cầu họ phải từ bỏ những điều mà Bắc Kinh coi là mối quan tâm chủ đạo như biển Ðông hay mối quan hệ thương mại với Ðài Loan.

Bà Clinton đã nhấn mạnh để tránh xung đột và đối đầu, tất cả mọi người cần phải ngồi xuống và nói rõ quan điểm hay bày tỏ quan ngại, hay nói một cách khác là phải đưa các quân bài ra bàn đàm phán. Cho tới khi Bắc Kinh hành động như vậy đối với vấn đề biển Ðông, vẫn còn nguy cơ đụng độ nhau. Ðó là quan ngại lớn đối với các quốc gia liên quan, gồm cả Hoa Kỳ, Trung Cộng và các nước khác trong khu vực.(SBTN)

{nl}{nl}