PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: CỘNG SẢN VIỆT NAM MƯỢN SỰ KIỆN GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ÐỂ LẤP ÐẦY MẶC CẢM

@ 25 August 2010 08:06 AM
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra về việc Hà Nội muốn mượn sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu để lấp đầy mặc cảm của giới trí thức trong nước, mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin sau đây (video 3 phút, xướng ngôn viên vẫn đọc):

Liên tục trong nhiều ngày, các hệ thống cơ quan truyền thông Nhà nước Cộng sản Việt Nam được lệnh từ Ban Tuyên giáo, phô trương tuyệt đối sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu nhận huy chương Fields là giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới. Sự kiện một người Việt Nam chiếm được thành tích cao trong môi trường tri thức thế giới quả là một chuyện đáng mừng,

Tuy nhiên, thông qua các vồ vập của truyền thông Nhà nước Cộng sản Việt Nam, người ta có thể nhìn thấy được cách thức mà Hà Nội đang mừng rỡ ôm lấy sự kiện nhằm giải tỏa mặc cảm ám ảnh lâu nay của chế độ, là không được những thế hệ trí thức mới mang màu sắc là con em của chế độ. Số lượng thông tin ca ngợi thành tích của giáo sư Ngô Bảo Châu tràn ngập các mặt báo giấy, báo điện tử, truyền hình và truyền thanh trong nước. Thói quen sử dụng một biểu tượng mang tính tuyên truyền và tô vẽ cho bộ mặt chế độ, lâu nay vẫn được sách lược quen thuộc của Hà Nội.

Ðặc biệt nhân thân không dính dáng đến miền Nam cũ, là điều mà các cơ quan truyên truyền luôn soi mói, sử dụng như một liều thuốc kích thích tinh thần cho chế độ hiện tại. Một trong những điều cay đắng nhất của Hà Nội là nhiều năm nay, các thế hệ trẻ Việt Nam thành đạt trên trường quốc tế, phần lớn đều là các thanh niên xuất thân từ nền văn hóa tự do của người Việt tỵ nạn khắp thế giới, hoặc của những người còn sống trong nước nhưng chịu ảnh hưởng và tư duy của nền văn hóa miền Nam Việt Nam Cộng Hòa.

Ngay cả trong trường hợp Nguyễn Tiến Trung, là con trong một gia đình đảng viên Cộng sản, nhưng cũng đã có tiếng nói phản kháng vì dân chủ tự do, làm khó chịu giới cầm quyền trong nước. Vì vậy cho nên với nhân thân của giáo sư Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội, đồng thời với dáng vẻ của thanh niên trẻ, có nhân thân gia đình được xếp vào thành phần cơ bản tức sinh ra ở miền Bắc, giáo dục trong lòng chế độ, đã được Hà Nội chọn lựa như một kiểu mẫu của trí thức mới, thuộc thế hệ của Nhà nước Cộng sản tin dùng. Nói tóm lại không tìm thấy được một giai cấp trí thức trẻ, mới thuộc thế hệ Cộng sản là nỗi chua chát của chế độ hôm nay. Những tuyên bố đầy tính duy ý chí gần đây của cựu bộ trưởng giáo dục kiêm Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc sẽ xây dựng một lớp trí thức mới, hàng loạt các tiến sĩ, nâng chất lượng đại học cũng đều mang màu sắc tuyệt vọng của một chế độ quen sử dụng công an và quân đội hơn là trí thức.

Người dân trong nước cũng nhắc lại câu chuyện này, và cười cợt những hình ảnh diễn xuất quá lố của ngài phó thủ tướng qua chuyện ông đến thăm giáo sư Ngô Bảo Châu và khóc trước ống kính truyền hình, và được giải thích là quá vui mừng. Ngay trên các trang blog tự do, các bài viết phản ứng về việc Nhà nước Cộng sản Việt Nam lợi dụng hình ảnh của giáo sư Ngô Bảo Châu, cũng như việc phô trương sự kiện như một gánh xiếc, đã thấy xuất hiện và chuyền đi khắp nơi. Lợi dụng là một điều không thể chối cãi được trong trường hợp của giáo sư trẻ tuổi và tài năng Ngô Bảo Châu, vì song song với những điều được trích dẫn rình rang, Nhà nước Cộng sản Việt Nam lại im lặng và làm lơ như không biết chuyện giáo sư Ngô Bảo Châu là người đã từng gửi thư đến Quốc hội Cộng sản Việt Nam khóa 12 để phản đối dự án khai thác Boxit Tây Nguyên, nhưng cho đến nay, lá thư trên không nhận được bất kỳ lời hồi đáp nào.

Giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong những người đầu tiên, hưởng ứng việc chống thác khai thác bauxite trên Việt Nam để làm lợi cho Trung Cộng. Không chỉ ký tên hưởng ứng phong trào này do trang bauxite Việt Nam đề ra, chính giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã từng viết riêng một bức thư dài gửi Quốc hội tha thiết xin cùng lên tiếng chống lại dự án bán nước này. Chung quanh giáo sư Ngô Bảo Châu, những người cùng suy nghĩ với anh như giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn đều đã bị công an sách nhiễu, bị đánh phá trang mạng. Các blogger có cùng quan điểm như Mẹ Nấm, Người Buôn Gió thì bị đẩy vào chân tường như những kẻ phản động. Các trí thức như anh, gần đây có giáo sư Phạm Minh Hoàng của Ðại Học Bách Khoa cũng vừa bị bắt giam. Người ta tự hỏi rằng sau màn diễn lợi dụng giáo sự Ngô Bảo Châu, thì khi nào chiếc mặt nạ của Hà Nội sẽ rớt xuống, và những màn diễn lạnh lẽo khác sẽ đến.(SBTN)

{nl}{nl}