PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM

@ 28 August 2010 07:56 AM
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ trong nước, thông tín viên SB-TN gửi ra bản tin về tình hình bão lụt của cơn bão Mindulle đã tràn vào Việt Nam ngày hôm qua. Mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin sau đây (video insert):

Cơn bão số 3 vẫn đang để lại nhiều thiệt hại cho Việt Nam, đặc biệt là cho phần đất miền Trung. Tính cho đến 15 giờ chiều ngày hôm nay, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An số người chết và bị thương do cơn bão số 3 lên tới 49 người gồm 6 người chết, 43 người bị thương.

Ngoài ra, ở nhiều địa phương tình trạng cột điện bị đổ và hư hỏng rất nhiều. Ðịa phương bị thiệt hại nặng nhất là huyện Quỳnh Lưu và Diễn Châu. Ðến thời điểm này, việc cứu người và sửa chữa hư hại do bão số 3 vẫn đang được tiến hành ở nhiều vùng. Tại thành phố Vinh, đến 14 giờ chiều ngày hôm nay, thành phố Vinh vẫn trong tình trạng mất điện.

Ước tính thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra lên tới 590 tỷ đồng. Ngoài ra có tới 16 trường học bị tốc mái, 295 ngôi nhà bị hư hỏng nặng, 31,535 ngôi nhà bị tốc mái, 22 nhà bị sập, 3265 cột điện bị đổ, 5878 hecta lúa hè thu bị ngập, hơn 1000 hecta rau màu coi như không có gì để thu hoạch, 6500 công trình thủy lợi sạt lở, 32 tàu bị chìm đắm, 500 thước kè biển bị sạt lở. Nói chung thảm cảnh tràn lan khắp nơi. Theo tin tức trên báo chí trong nước thì ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cũng đã thông báo tới trên 6000 tàu với trên 33,000 người đang hoạt động trên biển. Ngay trước bão số 3 gây mưa lớn ở miền Trung, một số người dân lo ngại rằng bão tố gần đây gây thiệt hại nhiều hơn vì hậu quả của quy hoạch và cách quản lý đô thị khiến nạn ngập nước diễn ra nhiều.

Một số tờ báo mạng trong nước cũng đăng tải thông báo của trung tâm dự báo Thủy văn Trung ương về việc mưa to từ Quảng Ngãi đến Thanh Hóa, cảnh báo người dân đề phòng lũ quét và lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng. Người dân Huế cho biết hình như vì Huế trải qua nhiều cơn bão rồi cho nên người dân vẫn bình thường. Mặc dù cơ sở vật chất có khá hơn, các phương tiện báo bão cũng tốt hơn trước, nhưng với người dân sống trong các vùng thường xuyên có bão như người dân Huế nói trên, thì những trận bão gần đây vấn đề lại ấn tượng kinh hoàng có phần nhiều hơn trước. Ông này kể rằng xứ Ðà Nẵng vừa có núi vừa có biển, và gió cũng rất kinh khủng. Ông chứng kiến gió thổi vào thành phố Ðà nẵng, cánh cửa, nhà bay tanh banh hết, vỡ kính, nước sông Hàn dâng lên, bão tới rất là khủng khiếp.

Ngoài chuyện là các trận bão gần đây có vẻ ngày càng mạnh và gây thiệt hại nhiều hơn, những người dân sống trong vùng bão như ông Hữu Lợi còn ghi nhận thiệt hại do chính con người tạo ra do quy hoạch và quản lý đô thị. Ðô thị và chung cư mới nổi lên nhưng không có cống rãnh thoát nước, nên mưa bão tới thì lũ lụt lên rất nhanh và rút rất chậm. Ðiều không thể tránh khỏi là phát triển đô thị, ao và các đường mương trước đây hàng chục năm vẫn là đường thông thoát nước giờ không được nạo vét. Những khu đô thị và chung cư mới nổi lên nhưng không có cống rãnh thoát nước, do đó khi mưa bão tới thì lũ lụt lên rất nhanh và rút rất chậm, có những vùng người dân rất dễ bị cô lập, một người sống trong vùng thường hay lũ và bị ngập lụt nhận định như trên. Có vẻ như những vấn đề của miền Trung cũng là vấn đề chung của các vùng khác của Việt Nam.

Trong những ngày qua báo chí Việt Nam cảnh báo mưa lớn và triều cường làm sạt lở nghiêm trọng đê biển Tây thuộc địa bàn huyện U Minh. Bão tố và thiên tai giờ đây không chỉ là những vấn nạn tạm thời cho người dân, mà còn là những cơ hội bào mòn nhanh chóng đê điền, ven biển, hư hại các hệ thống công trình thoát nước được xây dựng vội vã không phẩm chất kém của Việt Nam hiện nay.(SBTN)