VẬN ÐỘNG TĂNG GIỜ CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT ÐÀI RFA

@ 14 September 2010 01:51 AM
Tin Westminster - Một cuộc vận động ráo riết để tăng giờ cho chương trình tiếng Việt của đài phát thanh Radio Free Asia đang được các cựu thành viên vận động thành lập đài này cách đây 19 năm thực hiện. Trong một buổi gặp gỡ với một số đại diện truyền thông Việt Nam hải ngoại, hai ông Nguyễn Thanh Trang và Ðỗ Như Ðiện cho biết mới đây ban giám đốc đài RFA có cuộc nói chuyện với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Little Saigon về hoạt động của đài sau 20 năm đưa tiếng nói trung thực và cần thiết về Việt Nam. Trong dịp này họ đã nêu ra thắc mắc là với số thính giả người Việt trong nước thường xuyên theo dõi RFA so với các nước Cộng Sản và độc tài khác như Bắc Hàn, Miến Ðiện, thì số giờ dành cho chương trình Việt ngữ là quá ít chỉ 2 tiếng mỗi ngày. Trước thắc mắc này ban giám đốc đài RFA đã lắng nghe và hứa sẽ nghiên cứu đề nghị hợp lý này. Tuy nhiên để cho công việc được nhanh chóng hơn, cộng đồng người Việt nên thúc đẩy bằng cách viết những thỉnh nguyện thư lên Quốc Hội, tới ban giám đốc đài RFA, và vận động các vị dân cử trong địa phận mình cùng góp tay vào công việc này.

Vào năm 1991, Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang, lúc đó là chủ tịch ủy ban vận động thành lập đài RFA, đã cùng các cơ quan đoàn thể người Mỹ gốc Việt khắp Hoa Kỳ đứng lên yêu cầu Quốc Hội Mỹ tài trợ để thành lập RFA, một hình thức như đài Âu Châu Tự Do vào thời gian Chiến Tranh Lạnh. Nguyện vọng này của cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã được Quốc Hội Hoa Kỳ chuẩn thuận cấp cho một ngân khoản tài trợ để thành lập RFA dưới hình thức phi chính phủ. Vào ít năm trước đây số người nghe đài chỉ khoảng 1 triệu người nhưng nay thì đã lên tới con số 5 triệu người trong tháng 7 vừa qua, những ai muốn theo dõi thời cuộc phần nhiều là mở trộm các đài VOA, BBC hay RFA, RFI. Việc nghe trộm đài nước ngoài nay không còn bị khó khăn như trước vì phương tiện truyền thông qua lưới điện toán đã khá phổ thông ở trong nước hiện nay. Nhưng theo nhiều người dân trong nước cho biết thì mạng lưới điện tử mới chỉ là phương tiện của giới trẻ, còn đa số người lớn tuổi và người dân thường thì hoặc là không biết sử dụng hoặc là không đủ tiền để có được một cái máy điện toán. Do đó mà phương tiện truyền thanh vẫn được đa số người dân theo dõi.(SBTN)

{nl}{nl}