Ls Lê Thị Công Nhân: Tội âm mưu lật đổ chính quyền là sản phẩm của bộ óc cộng sản

@ 14 September 2010 02:37 AM
{nl}VRNs (12.09.2010) - Hà Nội - Vào ngày 10/9/2010, phóng viên Tin Chúa Cứu Thế Việt Nam (VRNs) đã có cuộc nói chuyện với Luật sư Lê Thị Công Nhân về sự kiện Giáo sư Phạm Minh Hoàng sau 24 ngày bị bắt lại chính thức có có lệnh tạm giam 4 tháng để điều tra về tội “âm mưu lật đổ chính quyền”, theo điều 79 bộ luật hình sự.

Nguyên là một Luật sư và là người đã từng bị an ninh Việt Nam bắt, bị tòa án kết tội và bị nhốt tù 3 năm với những tôi danh theo điều 79 “âm mưu lật đổ chính quyền”. Luật sư Lê Thị Công Nhân nói gì về sự kiện an ninh bắt và ra lệnh tạm giam để điều tra Giáo sư Hoàng?

Chúng ta hãy cùng theo dõi cuộc nói chuyện giữa phóng viên

Paulus Lê Sơn
của VRNs với Luật sư Lê Thị Công Nhân.

-----------------


Pv: Xin chào chị, chúng tôi rất vui hôm nay có được cuộc nói chuyện với chị về chủ đề Giáo sư Phạm Minh Hoàng bị an ninh Việt Nam bắt và ra lệnh tạm giam 4 tháng để điều tra ông về tội “âm mưu lật đổ chính quyền”, theo điều luật 79.

Thưa chị, trong thời gian vừa qua chị có theo dõi các thông tin liên quan đến Giáo sư Phạm Minh Hoàng, là giảng viên trường Ðại học Bách Khoa TP HCM bị an ninh bắt và tạm giam, theo như công an nói là tạm giam để điều tra về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, dư luận xã hội được biết chị từng là một người đã phải trải qua những sự việc tương tự như Giáo sư Hoàng hiện nay. Chị có thể cho biết về những sự việc tương tự giữa chị và các nhà đấu tranh dân chủ khác mà cụ thể ở đây là giáo sư Hoàng? Chị có ý kiến, suy nghĩ và chị có cái nhìn như thế nào trong vụ này?.

Luật sư Lê Thị Công Nhân (LsLTCN): Với những gì mà cá nhân tôi đã từng trải qua và nhưng gì tôi biết về các trường hợp khác thì tôi thấy rõ một điều là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hành xử hết sức là tùy tiện và không có một nền tảng chung hoặc những qui định chung mà họ xử sự trong những vụ án chính trị. Cho nên, chúng ta thấy rằng cách thức mà nhà cầm quyền đàn áp các nhà dân chủ thì rất là đa dạng, mỗi người sẽ bị một kiểu khác nhau. Nếu mà mình không hiểu được cách hành xử của cộng sản tùy tiện thì mình sẽ nghĩ hay là những người này (nhà dân chủ) như thế nào đó.

Quay lại vấn đề của Giáo sư Phạm Minh Hoàng, tôi nghĩ về mặt pháp lý trong việc bắt giữ, tạm giam giáo sư mà không có quyết định khởi tố để tống đạt cho chính đương sự là bị can và cho gia đình thì đó là sự vi phạm pháp luật tố tụng của pháp luật Việt Nam hiện hành. Nhưng mà thật sự trong những vụ án chính trị thì chúng ta cũng không nên nói đến những qui đinh của pháp luật nhà nước. Bởi vì bộ máy an ninh tức là những người công an làm về các vụ án chính trị thì họ cũng không hành xử theo bất kỳ qui định nào của nhà nước hết.

Chúng ta biết là sau khi giáo sư Phạm Minh Hoàng bị bắt một thời gian (sau 24 ngày bị bắt) thì mới có quyết đinh khởi tố mà có nói là theo cái điều như vậy.

Quay lại câu chuyện của tôi, trước khi tôi bị bắt giam và đi tù luôn đó thì tôi bị bắt bớ (tôi phải phân biệt bắt giam và bắt bớ) rất là nhiều lần trong một thời gian hàng nửa năm. Tức là từ khi Ðảng Thăng Tiến công khai hoạt động ngày 08/9/2006, đến khi tôi bị bắt là tháng 3 năm 2007. Trong quá trình họ (công an) bắt bớ và thẩm vấn tôi, họ liên tục vu cho tôi, qui kết cho tôi, dọa tôi về các tội danh mà tôi không thể nào hình dung được. Tôi đã bị dọa các tội như điều 79 là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, tôi bị dọa một tội nữa là “gián điệp”, tôi bị dọa về tội “khủng bố” theo điều 84, còn điều 88 thì dọa đi dọa lại nhiều lần. Tức là, những hoạt động của tôi thì vẫn chỉ như vậy thôi, nhưng mà cái cách nhà cầm quyền nhìn nhận, thưa với quý vị đó cũng chỉ là một vài cá nhân làm cái vụ án trực tiếp hay một ông nào đó lãnh đạo cấp cao trong bộ chính trị thích thú một điều khoản nào đấy để nghĩ ra chứ cũng chẳng có một hành xử chuyên nghiệp nào hết. Mỗi lúc họ nói một kiểu, ngay trong các cuộc thẩm vấn mà nhiều khi tôi còn cười to vì họ bảo tôi làm gián điệp, tôi chả hiểu là tôi làm gián điệp cho ai. Họ nói những điều khoản rất là kinh khủng, thậm chí có lần còn dọa tôi là có dấu hiệu vi phạm điều 258 BLHS, tức là tội lạm dụng các quyền tự do dân chủ. Tội này mà mỗi lần nhắc đến với các Luật sư tham gia đấu tranh dân chủ thì cảm thấy thật là lố bịch, bởi vì ai cũng trả lời là Việt Nam làm gì có tự do dân chủ mà lợi dụng.

Cho nên tôi muốn nói việc nhà cầm quyền quy kết giáo sư Phạm Minh Hoàng vi phạm vào điều 79 thì cũng không có gì là chắc chắn ngay cả qui định của cái dấu hiệu tội phạm trong tội danh đó trong bộ luật hình sự hiện hành. Bởi vì rất có thể sau này họ sẽ đổi sang một tội danh khác mà nếu có giữ nguyên thì nó cũng không đúng ngay từ đầu, cái điều này thì đã xảy ra rất nhiều lần. Nhưng thường có một vấn đề như chúng ta thấy tỉ lệ mà những người đấu tranh dân chủ được cho là có tội theo cái điều 88 như tôi chẳng hạn là điều chống phá nhà nước và điều 79 là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền thì hai cái tội này vẫn là bị quy kết là có nhiều người vi phạm nhiều nhất.

Thực ra là không thể nào có được hai cái tội như vậy được trừ cái bộ óc thiên tài của cộng sản họ nghĩ ra. Khi muốn thay thế một chính quyền này bằng một chính quyền khác tốt hơn, cụ thể chính quyền cũng chỉ là một khái niệm, rồi là những anh A, chị B, v.v…những người cụ thể lên làm thôi. Như vậy, chúng ta thấy điều đó rất là bình thường trong một xã hội dân chủ, thậm chí đó rất đơn giản, gần như là một điều tự nhiên khi con người hình thành mối quan hệ xã hội với nhau. Nhưng mà ở Việt Nam thì không bao giờ được phép như vậy.

Khi có tiếng nói phản kháng, không đồng tình, không chấp nhận được chế đô hiện tại thì người ta (đảng cộng sản) gọi đó là chống lại, tuyên truyền chống phá nhà nước hoặc là hoạt động nhằm thay đổi nhà nước đó. Ðối với tên độc tài với bất kỳ cái gì mà khác với chúng thì đều bị coi là tội phạm chứ chưa nói là chống.

Tôi cũng không hiểu nhiều lắm về những hoạt động sâu xa của anh Phạm Minh Hoàng, tôi được biết anh Phạm Minh Hoàng ngoài những bài viết để nói lên cái tâm tư nguyện vọng của mình về việc dân chủ hóa Việt Nam thì ngay cả khi anh ấy tham gia vào một đảng phái, mà nhất là đảng phái đó có một đường lối đấu tranh rõ ràng đi theo phương thức ôn hòa bất bạo động và mục tiêu là để cho Việt Nam có được nền dân chủ. Vâng, tôi nhắc lại là dân chủ cũng chỉ là một khái niệm thôi. Tức là biểu hiện cụ thể của nó là đa nguyên và đa đảng. Như chúng ta thấy là có những tin đồn, thậm chí là của cả phe dân chủ cũng như phe độc tài nói rằng anh ấy tham gia đảng Việt Tân. Tôi nghĩ anh ấy có tham gia đảng Việt Tân thì cũng tốt thôi không có vấn đề gì mà phải thành kiến, đánh lên án.

Nhưng mà chúng ta thấy đảng cộng sản mà quá sợ đảng Việt Tân đến mức độ như vậy thì có lẽ là chúng ta nên nhìn nhận vai trò của đảng Việt Tân, họ đã thực sự mạnh mẽ và đã làm được những công việc mà ăn sâu, cắm sâu vào trong đời sống xã hội có những kết quả nhất định và làm cho đảng Cộng Sản phải run sợ.

Trong những vụ án chính trị như thế này mà như tôi vừa nói, cái việc đối nội thì họ cũng không tha thiết gì, chính quyền cộng sản cũng không tha thiết gì, họ làm rất là tùy tiện. Nhưng một mặt thì họ cũng hiểu được cái sự quan tâm của quốc tế đối với các vụ án chính trị, họ cũng có những chuẩn bị để trưng ra, tỏ ra là có cái cách làm việc chuyên nghiệp một chút hoặc là có cái căn cứ nào đó một chút.

Trong những vụ án chính trị như vậy thì họ cũng phải có một cái sự cân nhắc. Việc bắt giữ một người với vị trí, nhân thân như vậy sẽ gây nên một sự trấn động, nhưng mà họ vẫn làm. Không phải là họ có một căn cứ chính đáng nào đâu, tất cả những điều họ nói chỉ là những lý sự cùn, trong sự ngang ngược, nền tảng trịnh thượng kiêu căng của họ thôi. Nhưng họ vẫn làm, có lẽ có một điều…, tôi tin hay có lẽ là tôi ngây thơ hơn quý vị nhưng tôi nghĩ rằng là họ đã có những nỗi sợ, họ chấp nhận cái sự trả giá lên án của quốc tế cũng như là quốc nội về cái hành động bắt người và vu cáo cho người ta như vậy.

Pv: Xin cám ơn những chia sẻ, nhận định của chị

Thực hiện ngày 10/9/2010

Paulus Lê Sơn, VRNs