PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: NẠN LỪA GẠT CÁC CÔNG NHÂN NGHÈO MUỐN ÐI LAO ÐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI ÐANG LÀM NHỨC NHÓI DƯ LUẬN XÃ HỘI

@ 21 September 2010 09:41 AM
{nl}Hôm nay trong phóng sự đặc biệt từ trong nước, thông tín viên SB-TN gửi về bản tin về nạn lừa gạt các công nhân nghèo muốn đi lao động ở nước ngoài, mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin sau đây (video insert).

Làm việc với đồng lượng chết đói trong nước, ruộng vườn thì bị thu hẹp dần do giải tỏa, dự án, luật lệ thì ngày càng xiết chặt và làm khổ người thu nhập thấp, hàng trăm ngàn người Việt Nam đang ấp ủ giấc mơ được đi lao động ở nước ngoài để kiếm đủ tiền nuôi sống gia đình và thay đổi cuộc đời. Lao động ở nước ngoài, được gọi ở Việt Nam bằng cái tên xuất khẩu lao động. Muốn được lao động như vậy, những người nộp đơn phải vay mượn những số tiền khổng lồ để chạy chọt, đút lót cho các hệ thống tuyển người thuộc nhà nước để được có tên trong danh sách. Trong một bản tin tố cáo, báo Saigon Tiếp Thị mới đây cho biết có rất nhiều trường hợp chỉ cần đóng 14 triệu, tức vào khoảng 600 Mỹ kim, thì người đi lao động phải đóng đến 60 triệu, tức và khoảng gần 3000 Mỹ kim mới có thể c1 tên trong danh sách đi lao động. Ngay Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cũng buộc phải thú nhận như vậy tại cuộc họp kín của Quốc Hội Cộng sản Việt Nam có tên là Việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Bản tin trên báo viết rằng đi Hàn Quốc thì phí có 699 đô-la tức gần 14 triệu đồng, nhưng có cháu bỏ ra 60 triệu đồng mới đi được. Có lẽ công an phải điều tra mới biết được số tiền ngoài chi phí được nộp cho ai. Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết như vậy tại buổi xem xét báo cáo giám sát Việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồngọ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14 tháng 9 vừa qua.

Hiện nay, các quảng cáo về công việc ở hật, Hàn Quốc, Indonesia, Mã Lai đang trở thành giấc mơ mỗi ngày của hàng chục ngàn người Việt Nam. heo báo cáo, từ cuối năm ngoái đến nay đã có tới 137 vụ lừa đảo xuất khẩu lao động vẫn đang điều tra. Nội dung của các vụ án vẫn là các nhóm người, công ty nhận được các đặc quyền tuyển dụng từ Nhà nước rồi tham nhũng, lừa gạt người lao động nghèo. Quan trọng nhất là hầu hết những người lao động khi ra nước ngoài gặp khó khăn, bạc đãi đều không được giúp đỡ hoặc bảo vệ từ các công ty đưa người đi hoặc từ chính tòa tổng lãnh sự Việt Nam tại quốc gia đó.(SBTN)