PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: NẠN CƯỚP GIẬT GIA TĂNG Ở CÁC THÀNH PHỐ LỚN Ở VIỆT NAM

@ 24 September 2010 05:04 AM
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước gửi ra bản tin về tình trạng cướp giật gia tăng ở các thành phố lớn ở Việt Nam, mời quý vị cùng theo dõi trong phóng sự đặc biệt sau đây (video insert).

Quý vị đang theo dõi một trong những hình ảnh nạn cướp tiệm vàng tại Việt Nam, được ghi lại bằng camera của chính nơi xảy ra vụ án. Những vụ cướp táo bạo không khác gì phim xã hội đen Hồng Kông đang diễn ra ở các thành phố lớn ở Việt Nam mỗi ngày một nhiều, khiến dân thường lẫn chính quyền đều cảm thấy lo sợ. Riêng Saigon, các vụ cướp giật mỗi lúc càng táo bạo hơn.

Các báo cáo của cơ quan an ninh gửi về tớp tấp, đầy các số liệu đáng lo. Thời gian gần đây tình trạng cướp giật tài sản không chỉ gia tăng về số lượng mà còn gia tăng về mức độ nguy hiểm táo tợn và hung bạo xảy ra khắp nơi trên địa bàn thành phố. Ðiều này làm người dân thành phố và du khách lo ngại. Thậm chí các công an viên cũng thú nhận rằng từ cuối năm ngoái đến nay, các vụ tử thương của các nhân viên công an khi chạm trán với các vụ cướp giật khiến họ ngán ngại. ôGọi 113 khi có vụ án, khi tàn cuộc mới thấy họ xuất hiệnọ, một người dân ở quận 4, Saigon phàn nàn. 113 là lực lượng công an phản ứng nhanh, có nhiệm vụ giải cứu và giúp người dân thông qua điện thoại cảnh sát khẩn cấp, tương tự như 911 tại Mỹ.

Trung bình một tháng ở Saigon và Hà Nội, có khoảng gần 400 vụ cướp giật, trong đó có khoảng 50 vụ là có mức gây án đáng sợ. Bản báo cáo của công an cho biết hầu hết các tội phạm cướp giật tài sản đều sử dụng phương tiện là gắn máy đã nâng tốc độ máy và gắn biển số giả. Do đó việc xác minh đối tượng đến quá trình truy đuổi trấn áp đều gặp khó khăn. Theo thống kê chưa đầy đủ từ các quận huyện Saigon các vụ án cướp giật tài sản do số đối tượng nghiện heroin gây ra chiếm tỷ lệ cao nhất: 334%. Ngoài ra tội phạm cướp giật tài sản chủ yếu do thanh thiếu niên thực hiện. Khác nước ngoài và phong cách của những người Việt sốg xa quê lâu năm, được coi là những con mồi thích hợp nhất cho các vụ cướp giật và tấn công tận nơi ở của họ. Ðiều bất ngờ nhất là do ngán ngại đụng chạm với các vụ án cướp nguy hiểm ngày một nhiều, ngành công an Việt Nam lập ra những nhóm tự bảo vệ lấy khu vực sinh sống của mình và gọi bằng một các tên mỹ miều là "âhiệp sĩ đường phố".

Những "hiệp sĩ đường phố" như vậy thường phải thay công an rượt đuổi cướp, kiểm tra an ninh của khu vực mình đang sống, và cũng bị tử thương bởi các loại tội phạm, thay cho các nhân viên công an luôn tìm cách chần chờ không tham dự các tình huống khẩn cấp chỉ có mặt khi chuyện đã kết thúc. Trong tháng 8 vừa qua, nạn cướp giật tăng, cũng như khiến mang đến nhiều cái chết của các ôhiệp sĩ đường phốọ tại Saigon, đang khiến cho xã hội phải lên tiếng, đặt câu hỏi rằng rốt cuộc tiền đóng thuế của nhân dân nhằm đảm bảo an ninh đời sống nay đã được sử dụng như thế nào.(SBTN)

{nl}{nl}