MINH BẠCH CHÍNH SÁCH LÀ CHÌA KHÓA CHO VẤN ÐỀ BIỂN ÐÔNG

@ 14 November 2010 11:21 AM
Cho rằng yêu sách vùng nước lịch sử trong đường lưỡi bò của học giả Trung Cộng hiểu khác với Công ước Luật Biển, Giáo sư Stein Tụnnesson, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế của Na Uy đề nghị cần minh bạch chính sách và luật pháp ở khu vực Biển Ðông. Theo khuyến nghị của Giáo sư Tụnnesson, để đạt được giải pháp bền vững vấn đề Biển Ðông thì các bên cần xem trọng công cụ pháp lý. Ðồng quan điểm với học giả Na Uy, tại hội thảo Biển Ðông diễn ra chiều ngày hôm nay, nhiều diễn giả quốc tế đã đề nghi giải pháp xây dựng nền hòa bình, an ninh tại Biển Ðông thông qua việc minh bạch chính sách, hợp tác kinh tế và đối thoại. Học giả Ian Storey của Singapore cho rằng Trung Cộng cần làm rõ bản chất đường đứt khúc 9 đoạn, Asean và Trung quốc cần thẳng thắn trao đổi về Biển Ðông trong khuôn khổ ARF và đối thoại Asean - Trung Cộng. Ông đề xuất một số biện pháp xây dựng lòng tin trong khuôn khổ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông.

Theo đó, các nước phải thông báo trước về các cuộc tập trận, thiết lập đường dây nóng trong khu vực, đàm phán Hiệp định tránh va chạm ở Biển Ðông, hợp tác khu vực bảo vệ môi trường và nghề cá, tuần tra chung chống cướp biển, chống khủng bố và tìm kiếm cứu nạn ngư dân.

Trong khi đó, Ðại sứ Rodolfo Severino của Phi Luật Tân, nguyên tổng thư ký Asean) cho rằng vấn về chủ quyền Biển Ðông sẽ khó giải quyết trong một hai thế hệ tới do nhiều tranh chấp liên quan đến nhiều bên. Quan trọng hơn, tất cả các bên đều xem Biển Ðông là lợi ích căn bản không thể thỏa hiệp.

Theo ông Severino, các bên có thể hợp tác giảm rủi ro và bất đồng bằng cách tuân thủ tốt hơn công ước luật biển 1982, làm rõ thế nào là kiềm chế, bổ sung các điều khoản về đánh cá, bảo vệ môi trường. Về đường đứt khúc 9 đoạn, ông Severino cho rằng không phải chỉ riêng Trung Cộng mà Ðài loan cũng nên có giải thích, vì Ðài Loan đưa ra đường này lần đầu tiên năm 1947. Bên lề hội thảo Biển Ðông lần 2 bằng góc nhìn của nhà kinh tế học, Nhà nghiên cứu Vladimia Mazyrin thuộc Viện Viễn Ðông thuộc Viện Hàn lâm Nga cho biết: "Bên cạnh việc đối thoại, các nước cần tính đến bắt tay nhau cùng hợp tác kinh tế và xem đây là tiền đề xây dựng nền hòa bình, an ninh trên Biển Ðông. Theo ông Mazyrin, hợp tác kinh tế sẽ giúp cho các quốc gia khu vực Biển Ðông có sự gắn kết về quyền lợi thực tế. Chẳng hạn như các nước có thể áp dụng khu mậu dịch tự do trên Biển Ðông hoặc cùng khai thác dầu, khí tự nhiên. Ông nói dù cần nhiều thời gian để thực hiện nhưng các nước có thể tính đến việc xây dựng khu mậu dịch tự do Asean cộng một, cộng sáu thậm chí nhiều hơn. Asean cộng này có thể hợp tác kinh tế với Trung Cộng để gìn giữ hòa bình, an ninh trên Biển Ðông.

Tương tự, Nghiên cứu viên cao cấp Viện nghiên cứu biển Mã Lai là Nazery Khalid nhấn mạnh việc thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước Asean và Trung Cộng có thể là chìa khóa để gìn giữ hòa bình, an ninh và phát triển khu vực Biển Ðông trong thời gian tới. Theo ông này thì sự gắn bó về lợi ích kinh tế cùng với chiến lược đối thoại bền bỉ được xem là giải pháp tốt nhất cho vấn đề Biển Ðông trong tương lai. Ông cũng cho rằng việc giải quyết các xung đột bằng vũ lực không chỉ mang lại tổn thất cho một nước mà còn ảnh hưởng xấu đến lợi ích của cả khu vực Biển Ðông.(SBTN)

{nl}{nl}