ÐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THIẾU NƯỚC VÌ ÐẬP THỦY ÐIỆN TRUNG CỘNG TRÊN THƯỢNG NGUỒN

@ 22 November 2010 07:30 AM
Tin An Giang - Năm nay tại đồng bằng sông Cữu Long hầu như không có hiện tượng mà người dân địa phương gọi là mùa nước nổi xảy ra hàng năm trong khoảng tháng 10 và tháng 11, đem phù sa từ thượng nguồn sông Mekong và cá từ biển Hồ bên Cam bốt về vun bồi cho vựa lúa miền Nam Việt Nam. Cũng như dân chúng địa phương, một số báo chí chính thức chỉ ngay thủ phạm là các đập thủy điện trên thượng nguồn của Trung Cộng. Khác với người dân miền Trung, mùa lũ là mùa tang tóc, tại đồng bằng sông Cữu Long, người dân sống bên hai bờ sông Tiền, sông Hậu mong mùa nước lũ trong niềm hy vọng.

Tuy nhiên mùa nước năm nay lại không thấy, phù sa không tới, cá biển Hồ không về. Giá một ký cá linh tăng lên gấp 10 lần trên thị trường. Tại Tân Châu, mực nước thấp hơn trung bình hàng năm đến một thước. Một thanh niên sống bên bờ sông Tiền Giang cho biết người dân rất là lo âu. vì năm nay sông không có nước, không có phù sa bồi ruộng, không có hiện tượng phân đồng, không biết tương lai ra sẽ ra sao. Nhà nước thì tìm cách trấn an người dân và nói đây là do hiện tượng El Nino, nhưng dư luận nói là do các đập thủy điện của Trung Cộng trên thượng nguồn. Ngay cả báo chí dù bị nhà nước kiểm soát, cũng đã dám viết về đề tài này và nêu nghi vấn là phải chăng do Trung Cộng ngăn đập làm miền Tây cạn nước.

Quyền Viện Trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam tuyên bố là chưa có đánh giá chính thức nhưng giải thích là do yếu tố thiên nhiên. Khi người hỏi mạnh đến vai trò của các đập thủy điện của Trung Cộng trên thượng nguồn, mà theo các nhà khoa học là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiếu nước trên sông Cửu Long thì ông này chỉ biện minh rằng đó là ý kiến cá nhân. Các chuyên gia thì khẳng định là do tình trạng bùng nổ đập thủy điện trên thượng nguồn cho nên Ðồng bằng sông Cửu Long ề gánh chịu nhiều rủi ro nhất.

Ủy hội sông Mekong xác nhận Trung Cộng sở hữu đến 31% diện tích lưu vực, 16% lượng nước, đã xây song 4 đập thủy điện lớn là Mạn Loan, Tiểu Loan, Triều Sơn và Cảnh Hồng, không kể 10 đập khác đang nằm trong kế hoạch, nguy cơ đe dọa miền Tây Việt Nam đã được cảnh báo từ gần 20 năm về trước. Các nước tiểu vùng Mekong đã thành lập một ủy ban để đối phó với việc này, nhưng Trung cộng không thèm gia nhập và cũng không trả lời những yêu cầu của ủy ban.(SBTN)

{nl}{nl}