TÌM THẤY MỘ TẬP THỂ 3600 BINH SĨ VIỆT CHỐNG TRUNG CỘNG TỪ 2100 NĂM TRƯỚC

@ 23 November 2010 07:08 PM
Tin Hà Nội - Một ngôi mộ tập thể chứa đựng 3.600 bộ hài cốt trong lòng núi Chùa Thầy ở Hà Nội được tin là nơi chôn cất nghĩa quân Lữ Gia, vị Tể tướng ba đời vua nhà Triệu tại nước Nam Việt, đã chỉ huy nghĩa quân phương Nam để cản bước xâm lăng của vua Hán Vũ Ðế từ Trung Cộng. Bản tin cho biết có nhiều tấm ảnh cho thấy xương chất đầy lòng núi. Theo truyền thuyết mà người dân trong vùng truyền miệng, hàng ngàn bộ hài cốt trong lòng núi là của nghĩa quân Lữ Gia, những người đã hy sinh bi tráng từ 2100 năm trước. Suối xương đầy huyễn hoặc này sẽ chìm vào quên lãng nếu không có cuộc thám hiểm của mấy người nông dân sống quanh chân núi Sài Sơn. Chùa Thầy nằm trên núi Sài Sơn thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội. Theo thuyết phong thủy thì núi Sài Sơn là con rồng lẻ đàn, sân chùa là lưỡi rồng, Thủy Ðình là hòn ngọc, còn xung quanh thập lục kỳ sơn là quy phượng chầu về. Giữa một vùng đồng ruộng bằng phẳng ven sông Ðáy, bỗng nổi lên 16 tòa đá vôi nhưng hiện chỉ còn 10 vì đã bị đánh mìn nghiền làm xi-măng. Cao nhất, đẹp nhất, linh ứng nhất vẫn là ngọn núi Sài Sơn. Thiền sư Từ Ðạo Hạnh, người đứng đầu phái Mật Tông đã chọn Sài Sơn làm nơi trụ trì cho đến ngày ngài hóa.

Cũng từ đó, ngọn núi Sài Sơn với bao huyền tích được tô vẽ. Vượt qua cửa hang Cắc Cớ nhỏ hẹp, tối om là đến một khoảng không gian rộng lớn. Một luồng sáng trắng chiếu thẳng từ trên đỉnh núi xuống càng tạo vẻ liêu trai. Người dân trong vùng gọi khu vực này là giếng trời, nơi cửa ngõ giữa thiên đường và địa ngục. Phía cuối động, bàn thờ bằng đá với tấm biển gắn dòng chữ bàn thờ nghĩa quân Lữ Gia nằm im lìm trong bóng đêm, khói hương lạnh lẽo. Vài đồng tiền lẻ rơi vãi quanh bát hương. Những gói bim bim được các nam thanh nữ tú để ở góc bàn thờ như một sự chia sẻ với người đã khuất. Những khúc xương trắng hếu còn nguyên vẹn, đủ cả xương tay, xương chân, xương sườn, xương sọ chồng đống. Trên thành bể xây bằng đá này có tấm bia khắc dòng chữ bằng tiếng Hán với nội dung đại để: Bể hận ngàn năm mãi khắc ghi. Qua đó, có thể hiểu bể xương này được xây dựng để ghi dấu ngàn đời nỗi hận bị xâm lược, mất nước.

Theo các cụ già thông thạo chữ Hán trong vùng, thì nội dung tấm bia này mô tả sơ lược về bể xương. Theo đó, bể được xây sâu xuống lòng núi 15 thước, nơi chứa hàng ngàn bộ hài cốt mới đầy đến như vậy. Trong Ðại Việt Sử ký Toàn thư có đoạn kể về Tể tướng Lữ Gia khoảng năm 100 sau Công nguyên, người Việt, gốc Nam Ðịnh, là Tể tướng ba đời vua nhà Triệu nước Nam Việt, từ Văn Vương, Minh Vương, Ai Vương. Ông là người đứng ra nắm chính trường nước Nam Việt những năm cuối cùng để chống lại Hán Vũ Ðế, quyết không chấp nhận thân chư hầu. Tuy nhiên ông đã thất bại trước cuộc xâm lăng của nhà Hán. Bản tin không nói rõ nơi này có phải nằm trong tuyến du lịch vì là Chùa Thầy, hay vì là mộ tập thể của nghĩa quân Lữ Gia.(SBTN)

{nl}{nl}