13,000 công nhân Bình Dương đình công đòi tăng lương

@ 21 December 2010 02:01 AM
BÌNH DƯƠNG 18-12 (TH) - Có hai cuộc đình công đang xảy ra ở tỉnh Bình Dương với tổng số công nhân tham dự lên hơn 13,000 người. Lý do chính là đòi tăng lương, theo tin của hai báo Lao Ðộng và Người Lao Ðộng hôm Thứ Bảy. Công nhân công ty Pouchen ở Ðồng Nai đình công hồi đầu tháng 4, 2010, đòi tăng lương.

Các cuộc đình công này diễn ra vào lúc vật giá gia tăng quá nhanh chóng trong khi đồng lương công nhân lại quá ít ỏi, không đủ mua những đồ ăn thuộc loại rẻ tiền nhất và trang trải các chi phí khác cho cuộc sống. Theo tờ Lao Ðộng, hai phân bộ khác nhau của công ty sản xuất giày da Duy Hưng thuộc khu kỹ nghệ Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương đã đình công ngày 16 tháng 12, 2010. Công nhân đòi tăng lương thêm 300,000 đồng/tháng.

Trong khi đó, theo tờ Người Lao Ðộng, công ty Han Son Vina với khoảng 6,000 công nhân cũng đình công đòi tăng lương thêm mỗi tháng 300,000 đồng. Các cuộc đình công của giới công nhân đòi hỏi quyền lợi lao động hiếm khi được loan tải trên báo chí. Hầu như đều bị coi là các cuộc đình công ôbất hợp phápọ. Muốn đình công, công nhân phải qua ban đại diện công đoàn, qua các cuộc thương thuyết hòa giải với giới chủ nhân. Không xong thì hòa giải với sự can thiệp của nhà cầm quyền địa phương. Sau nhiều tầng nấc ngăn trở nếu không xong thì phải xin phép đình công. Trước một thứ luật lệ lao động không bảo vệ giới công nhân trong khi hệ thống công đoàn là do đảng viên Cộng Sản nắm để giật dây và không bảo vệ người lao động, giới công nhân đã tự động biểu tình, đình công khi thấy sức chịu đựng của họ đã căng quá giới hạn.

Hồi tháng 4 vừa qua, một cuộc đình công lớn khác cũng đã xảy ra ở hãng Pouchen (sản xuất gia công giày cho hãng Nike) ở Ðồng Nai. Hồi tháng 2, khoảng 10,000 công nhân của hãng giày da Mỹ Phong đặt tại Trà Vinh đã đình công. Lạm phát trong tháng 11 vừa qua, cao hơn 11%, theo con số thống kê của Cục Thống Kê Hà Nội. Giá cả các loại thực phẩm được báo chí trong nước liệt kê cho thấy vẫn leo thang nhanh chóng, nhất là vào dịp này, gần Tết, hàng hóa và các dịch vụ đều tăng giá. Còn đồng lương thì không tăng.

Tại một cuộc hội thảo do Cục Xúc Tiến Thương Mại, Bộ Công Thương CSVN phối hợp tổ chức ngày 10 tháng 12, giám đốc Phòng Thương Mại Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) là ông Matthias Duhn đưa ra một số thống kê về lương chứng tỏ người công nhân Việt Nam bị bóc lột rất tàn bạo.

Theo các con số do ông nêu ra, chỉ được trả ôgần $49 USD/tháng, lương của công nhân Việt Nam chỉ xếp trên Campuchia (với $47.36 USD/tháng), ông Duhn cho biết.

Trong khi đó, công nhân tại Indonesia được trả $82 USD/tháng, Trung Cộng $117 USD/tháng, Thái Lan $156 USD/tháng, Philippines $167 USD/tháng, Malaysia $336 USD/tháng, Ðài Loan $540 USD/tháng, Hàn Quốc $830 USD/tháng, Singapore $1,146 USD/tháng và Nhật $1,810 USD/tháng.

Trả công lao động rẻ là một trong những nguyên nhân khiến giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam thấp,ọ báo Thanh Niên trích lời ông Matthias Duhn phân tích. ôVì thế, không thể dựa vào giá lao động rẻ để đạt tới chuỗi giá trị gia tăng cao được.(SBTN)

{nl}{nl}