CÁC VẤN ÐỀ KINH TẾ CỦA VIỆT NAM LÀ DO TĂNG TRƯỞNG THIẾU KIỂM SOÁT

@ 30 December 2010 05:45 AM
Tin Hà Nội - Nền kinh tế Việt Nam thường được ca ngợi là một trong những nền kinh tế đang lên nhiều hứa hẹn nhất tại Châu Á. Trong năm 2010, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 6.5%, tiếp tục một thập niên tăng trưởng mạnh. Thế nhưng Việt Nam đang phải vật lộn với các vấn đề nghiêm trọng, trong đó có tình trạng thâm hụt mậu dịch lên tới 12 tỷ đô-la vào năm. Thâm hụt mậu dịch và nạn lạm phát do sự tăng trưởng kinh tế đã tạo áp lực lên đồng nội tệ của Việt Nam. Nhà nước Cộng sản Việt Nam từng kiểm soát chặt chẽ tiền đồng, đã phải 3 lần phá giá tiền đồng trong 13 tháng qua. Tuy nhiên lạm phát vẫn tiếp diễn, với giá cả tiêu dùng vào năm tăng vọt 11%. Một phần để chống đỡ cho đồng nội tệ, Việt Nam đã chi nguồn dự trữ ngoại hối khiến mức này hạ giảm từ cao điểm 24 tỷ đô-la vào năm 2008 xuống còn 14 tỷ đô-la trong tháng 9 năm nay.

Ông Tom Byrne là Phó chủ tịch cấp cao của công ty đánh giá tín nhiệm Moodys Investors Service ở Singapore, cho rằng tiền đồng ngày càng chịu áp lực đi xuống, và nếu dự trữ bị hạ giảm thêm nữa thì nguy cơ của một cuộc khủng hoảng thanh toán nợ nần sẽ gia tăng. Ông Byrne nói nếu tỷ giá ngoại hối suy yếu thêm, dĩ nhiên sẽ dẫn tới các hình thức lạm phát ngắn hạn và thậm chí có thể sẽ khiến thêm nhiều nguồn vốn bay rời khỏi Việt Nam, nhưng về lâu về dài, nó sẽ giúp hàng xuất cảng của Việt Nam có một số lợi thế cạnh tranh. Nhưng vấn đề chính là dù chính quyền Việt Nam có biện pháp gì chăng nữa, yếu tố giúp nâng cao mức đánh giá là sự ổn định kinh tế hơn nữa.(SBTN)

{nl}{nl}