NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM THÔNG BÁO TẠM GIAM MỘT NGƯỜI KHMER KROM

@ 1 January 2011 04:35 AM
Tin An Giang - Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang mới ra thông báo tạm giam 90 ngày đối với một người Khmer Krom có quê quán ở xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, sau khi người này vừa mới trở về nhà hôm 17 tháng 12. Người này bị chụp mũ tham gia tổ chức phản động và đứng đầu khiếu kiện đất đai bị bắt, tuy nhiên nhiều người Khmer Krom thuộc địa phận này cho biết họ vẫn tiếp tục tổ chức khiếu kiện nếu như nhà nước không trả lại đất đai. Người nông dân Khmer Krom bị Công an xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, bắt giam vẫn chưa được đưa ra xét xử, Trưởng cơ quan cảnh sát điều tra ra thông báo tạm giam vì vi phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nhà nước và gây rối trật tự công cộng.

Trả lời phỏng vấn báo chí, bà Neáng Thuôn vợ của ông Chau Hêng, người bị bắt sau khi trở về từ Thái Lan cho biết trước đây chồng bà từng bị nhà nước chụp mũ ông tham gia các tổ chức phản động và đứng đầu nhiều cuộc khiếu kiện đất đai từ cấp xã đến Trung Ương. Sau khi ông bị bắt tạm giam tại cơ quan cảnh sát huyện thì gia đình bà thường xuyên liên lạc với cơ quan Công an để biết được tin tức và xin gặp mặt, tuy nhiên bị Công an từ chối. Bà còn cho biết bà có đến Cơ quan huyện Tri Tôn để xin được thăm nuôi người chồng nhân lễ Giáng sinh nhưng vẫn Công an từ chối cho gặp mặt. Họ nói chỉ tạm giam từ ngày 17 đến 20 sẽ trả tự do cho ông, nhưng vào hôm 21 đến Cơ quan hỏi thì họ vẫn không thả mà lại tăng thêm 87 ngày để đủ 90 ngày.

Cũng liên quan đến hành động nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt giam ông Chau Hêng, một phụ nữ Khmer Krom khác tên Neáng Han đã nhiều lần tham gia khiếu kiện đất đai cùng ông Chau Hêng trong những năm 2007 và 2008 và từng bị Cơ quan Công an xã Châu Lăng mời đến để làm việc nhiều lần nói nhà cầm quyền đã từng hứa nhiều lần là trả lại đất đai bị tịch thu vào năm 1978, tuy nhiên giới chức cán bộ xã này chẳng thực hiện. Bà Neáng Han cho biết họ không giải quyết, không bồi thường, đất không trả và tiền cũng không trả. Bà Neáng Han khẳng định rằng bà cũng như cộng đồng Khmer Krom ở xã Châu Lăng không tổ chức biểu tình mà là tổ chức khiếu kiện đất đai. Riêng phần đất của bà đã bị nhà nước tịch thu vào năm 1981 khi bà cùng gia đình trở về từ vùng kinh tế mới, cho đến bây giờ vẫn chưa được trả hay bồi thường.

Một người nông dân Khmer Krom xin giấu tên cũng cho biết, gia đình ông bị nhà nước mượn đất khoảng 30 Công vào giữa năm 1980 để làm kho Công ty lương thực huyện. Lúc đó nhà nước hứa rằng sau khi bãi kho lương thực này sẽ trả lại. Tuy nhiên kho lương thực được nhà nước bãi gần 20 năm nay, nhưng đất vẫn bị giữ như thường. Họ kéo nhau đi khiếu kiện nhưng vẫn không ai giải quyết. Một số dân Khmer Krom khác cho biết rằng cộng đồng Khmer Krom ở Việt Nam không có hoạt động chống đối Nhà nước hay sát nhập lãnh thổ với Cam Bốt. Không có hành động phá hoại hoặc làm hư hỏng hay gây rối trật tự công cộng, nhưng thực tế họ bị mất phần đất để nuôi dưỡng gia đình họ. Nhưng mà nói ra thì nhà nước đã kết luận, kết án một cách phi lý, vô chứng cứ để đàn áp họ mà thôi.(SBTN)

{nl}{nl}