PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: LỄ HỘI CÔNG GIÁO LA VANG LÀ DỊP GIÁO DÂN TỐ CÁO BẠO QUYỀN CỘNG SẢN

@ 16 January 2011 10:36 AM
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ trong nước, thông tín viên SB-TN từ Việt Nam gởi ra bản tin về lễ hội Công giáo vừa diễn ra tại La Vang trong tuần qua. Mời quý vị cùng theo dõi... (video insert).

Trong những ngày thánh lễ La Vang 2010 quy tụ hàng chục ngàn người về dự ở Việt Nam, thì hàng trăm giáo dân Thái Nguyên vẫn nằm chờ dưới trời lạnh cắt da của những đợt rét hại trước cửa phòng tiếp dân của Ủy ban Nhân dân Tỉnh và đã gửi đơn lên tận Văn phòng Thủ tướng nhưng vẫn không có câu trả lời. Tại Linh địa La Vang, ngay trên tòa giảng, nơi công bố Lời Chúa, Phó Thủ tướng Cộng sản Việt Nam lại chai mặt khi tuyên bố việc tổ chức thành công lễ Bế mạc Năm thánh 2010 tại giáo xứ LaVang có ý nghĩa lớn, khẳng định sự lớn mạnh của Giáo hội tại Việt Nam, khẳng định chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của Ðảng và Nhà nước Việt Nam, chứng tỏ cho thế giới thấy sự hòa hợp, sự đồng hành cùng Dân tộc của Công giáo tại Việt Nam.

Tại La Vang, người ta nhìn thấy nhiều nhóm dân công giáo mặc áo trắng ghi rõ những khẩu hiệu ủng hộ các giáo dân ở Ðồng chiêm, Cồn đầu, Tam tòa. Rõ ràng một năm đi qua, tình hình bức hại tín ngưỡng đặc biệt với giới Công giáo tại Việt nam đã đi đến mức khó lòng thuộc hết được các sự kiện thương tâm, thậm chí là chấn động cả thế giới. Việc xuất hiện của phó Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân là một trong những lý do mà các giáo dân thực hiện các cuộc biểu tình im lặng, nhắc nhở những cuộc bách hại tôn giáo trong nhiều tháng qua.

Thánh lễ La Vang là cột mốc đánh dấu các sự kiện lớn, như việc hàng vạn giáo dân Hà Nội, Thái Hà trên tay là cành thiên tuế, ngửng cao đầu trước các phiên tòa độc tài, dành lại tự do, nhân phẩm cho các đạo hữu, tất cả là có thể và là đủ để cho một cuộc đối đầu lịch sử giữa Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và thể chế chính trị độc tài Cộng Sản, giữa công lý sự thật và bất công dối trá. Giữa một bên là giáo dân chỉ với lời kinh cầu nguyện, một bên là công an, là vũ trang và nguy hiểm hơn là cả một hệ thống chính trị vô thần, vô nhân tính.

Tại thánh lễ, người ta không những cầu nguyện mà còn chia sẻ kín đáo với nhau những chuyện đã qua, nhắc lại chuyện cả hệ thống truyền thông xấn xổ vào cuộc xuyên tạc, bôi nhọ Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục giáo xứ Thái Hà, rồi các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm đã được mở ra nhằm trấn áp tinh thần giáo dân, họp báo công khai bộc lộ ý độ trước dư luận quốc tế, đánh đập bắt giữ giáo dân, linh mục ở Tam Toà, triệt hạ tượng Ðức Mẹ ở Bầu Sen, cưỡng chiếm trường học giáo lý ở Loan Lý.

Người ta cũng nhắc tới chuyến công du Vatican của Chủ tịch nước Nguyễn Minh triết rồi cuộc tấn công, khủng bố dân lành, đập nát Thánh Giá ở Ðồng Chiêm, đã là những cái bẫy hiểm độc, những khiêu khích trắng trợn, những phép thử nhắm vào tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, các Linh Mục, giáo dân Hà Nội, Thái Hà, và có lúc tưởng như tinh thần công lý sự thật có thể bị đè bẹp, bị nghiền nát dưới gót sắt của thể chế độc tài vô thần Cộng Sảnà Và dù bị sắp xếp, kèm chặt, Thánh lễ La Vang vẫn không cho đại hội 11 của Ðảng Cộng sản Việt Nam được một đêm ngủ ngon giấc trong quyền lực ngỡ như vô hạn của họ.(SBTN)

{nl}{nl}