MÓC TÚI, ĂN XIN TRÀN LAN TẠI CÁC LỄ HỘI Ở VIỆT NAM

@ 14 February 2011 10:19 AM
Tin tổng hợp - Du khách tham gia các lễ hội đầu Xuân không chỉ bất mãn vì các dịch vụ thiếu văn hóa mà còn đi kèm quá nhiều chiêu thức chặt chém, lừa đảo ở cả 3 miền Việt Nam. Tại nhiều lễ hội thu hút đông du khách tham dự dịp năm mới, hầu như ở đâu người ta cũng nghe tiếng loa phóng thanh cảnh báo đề phòng kẻ gian. Lễ hội không thể thiếu những gian hàng thực phẩm hay các dịch vụ, nhưng nhà nước đã không thể kiểm soát được giá cả rất vô lý tại những lễ hội này. Chen trong đám đông đi trẩy hội, có không ít băng nhóm hành nghề móc túi. Mùa lễ hội đã trở thành mùa làm ăn phát đạt nhất trong năm của những kẻ này.

Theo Công an phường Văn Miếu, quận Ðống Ða Hà Nội, chỉ trong 10 ngày đầu năm, họ nhận khoảng 200 vụ khai báo mất trộm bóp ví, điện thoại di động, túi xách của những người dự lễ hội xin chữ đầu năm ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. Tại đây du khách lại phải chứng kiến nhiều cảnh chướng tai gai mắt dù công an quận Ðống Ða và phường Văn Miếu nói đã huy động nhiều nhân lực, cả cảnh sát mặc thường phục, lực lượng bảo vệ nhưng hình như đã nhận hối lộ của bọn trộm cắp nên đã làm ngơ, mà còn thú nhận rằng chưa bắt được quả tang vụ nào. Tại lễ hội chùa Bái Ðính, ở các cột điện và trên tường xung quanh những đền chùa tại Hà Nội dán rất nhiều tờ giấy thông báo làm mất giấy tờ, ai lượm được trả lại xin hậu tạ. Thực tế đó là những lời cầu cứu của những người bị trộm bóp ví.

Du khách đi trẩy hội bây giờ cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các dịch vụ, nhưng vẫn không ít người phải nuốt quả đắng do bị bắt chẹt vô tội vạ. Với những kiểu bắt chẹt du khách, tự ý nâng giá không ai kiểm soát, nhiều dịch vụ ở các lễ hội truyền thống ngày càng mang đậm tính lừa đảo. Ban Tổ chức Lễ hội chùa Hương năm nay khuyến cáo du khách trả giá trước khi sử dụng dịch vụ, nhưng sau chưa đầy một tuần diễn ra lễ hội, đã có 11 người bị tạm giữ. Các hình thức chặt chém khách diễn ra ở hầu hết các loại hình dịch vụ, từ đi đò, ăn uống cho tới mua đồ lễ, thuê chỗ nghỉ chân. Tại đây một ổ bánh mì được bơm lên tới giá 50,000 đồng. Ở lễ hội phủ Tây Hồ, Công an phải dán hình những đối tượng trộm cắp, móc túi để du khách đề phòng.

Tại Hội chợ Viềng tại huyện Vụ Bản Nam Ðịnh, nạn nâng giá giữ xe vô tội vạ đã khiến du khách hết sức bất mãn. Vào ngày chính mùng 7 Tết vừa qua, giá giữ xe máy ở đây đến 50,000 đồng một chiếc. Trong những ngày cao điểm lễ hội đầu năm ở các đền chùa tại Hà Nội, người dân buộc lòng trả phí trông giữ xe cao gấp ba bốn lần so với giá ngày thường. Chuyện lừa đảo ở các lễ hội diễn ra ngay cả ở những dịch vụ liên quan đến vấn đề tâm linh như đổi tiền lẻ, khấn thuê, lễ bái thuê. Các hình thức cờ bạc vốn vẫn bị cấm như xóc đĩa, bầu cua cứ đến dịp lễ hội bỗng trở thành hợp pháp. Nhiều trò ôrút thăm có thưởngọ, thậm chí mạo danh cả một game show truyền hình nhưng thực chất là sát phạt đỏ đen, cũng hoạt động ngay nơi công cộng. Ở những trò cờ bạc, đỏ đen ăn theo lễ hội này, du khách rất dễ sập bẫy bởi những người tổ chức luôn có cò mồi và có nhiều thủ thuật lừa bịp người chơi. Nhiều người de? dàng mất bạc triệu vì ham mê đỏ đen trong những mùa lễ hội từ những trò chơi hái lộc đầu Xuân mang nặng tính lừa đảo.(SBTN)

{nl}{nl}