HỘI NGHỊ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG MEKONG VỚI HOA KỲ

@ 21 March 2011 09:03 PM
 
Tin Nam Vang - Ủy ban các nước tiểu vùng sông Mekong tổ chức hội nghị với Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ Joseph Yun tại Kampuchea để tìm biện pháp xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, cung cấp y tế và giáo dục cho hơn 60 triệu người dân trong sáu quốc gia, hiện đang sống nhờ vào dòng Mekong. Bộ Ngoại giao và hợp tác Quốc tế Cam Bốt đã tổ chức hội nghị nhằm tìm biện pháp thúc đẩy phát triển, chăm sóc sức khỏe, và bảo vệ môi trường tại sáu nước tiểu vùng sông Mekong vào hôm thứ Sáu và kéo dài đến hôm nay. Phó Tổng thư ký Bộ Ngoại giao và hợp tác Quốc tế Campuchia Tuot Panha đại diện cho Ủy ban quốc gia tiểu vùng sông Mekong Campuchia cho biết hội nghị có sự tham gia của đại diện Ủy ban các nước tiểu vùng sông Mekong gồm Campuchia, Việt Nam, Lào, Thái Lan và Miến Ðiện, đặc biệt là có sự tham dự của Phụ Tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun.

Hội nghị cũng thúc đẩy việc tìm biện pháp giải quyết rủi ro và tổn thương do biến đổi khí hậu, nhằm mang lợi ích cho người dân sống ở tiểu vùng sông Mekong. Các vấn đề được thảo luận là sức khỏe vì thiếu nước sạch, cung cấp học bổng cho sinh viên Campuchia và xây dựng Trung tâm đào tạo tiếng Anh ở nước này, thảo luận việc xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường, đặc biệt là khuyến khich trồng cây xanh. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ trưởng các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, và Lào hồi tháng 7 năm 2009 đã thỏa thuận về hội nghị này, với mục đích hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hiện có khoảng 60 triệu người dân sống phụ thuộc vào sông Mekong. Việc áp dụng một khung chiến lược phát triển trong năm 2001 đã cho thấy các nước ngày càng được liên kết thông qua giao thông vận tải, viễn thông, sản xuất và sử dụng năng lượng, song song với hoạt động thương mại xuyên biên giới. Trong thập niên vừa qua, các lợi ích kinh tế đã dẫn đến tăng lợi tức bình quân đầu người, cải thiện giáo dục và y tế, và đem lại cuộc sống tốt hơn cho nhiều người trong dân số của tiểu vùng. Nếu không khắc phục được các vấn đề này, các nước tiểu vùng sông Mekong sẽ mất hơn 50% diện tích đất và môi trường sống trong thế kỷ tới.

Tuy nhiên hiện nay một số nước trong tiểu vùng sông Mekong vẫn tỏ ra lo ngại vì Lào công bố sẽ xây dựng đập thủy điện Xayaburi với kinh phí 3.5 tỷ đô-la với sự trợ giúp của chính phủ Thái Lan. Ðập này thuộc dự án nhà náy thuỷ điện công suất 1,260 megawatt, và Thái Lan sẽ mua 95 phần trăm của năng lượng sản xuất bởi dự án này. Ðiều này cho thấy tất cả các hệ sinh thái, chủng loại và nguồn gene đang bị mất dần. Suy thoái đất đai, rừng, và nước ngọtà là một phản ánh của các chủng loại bị tổn hại. Nếu không khắc phục được các vấn đề này, các nước tiểu vùng sông Mekong sẽ mất hơn 50% diện tích đất và môi trường sống trong thế kỷ tới, dẫn đến nghèo khó, trong khi hệ thống thiên nhiên, xã hội và kinh tế đều mất ổn định. các chuyên gia môi trường thừa nhận rằng, việc xây dựng đập thủy điện sẽ gây ảnh hưởng khá lớn đến đời sống người dân.(SBTN)