MỖI NĂM CÓ HƠN 25,000 VỤ VI PHẠM VỀ LUẬT LAO ÐỘNG Ở VIỆT NAM

@ 21 March 2011 10:53 PM
 
Tin Quảng Ngãi - Theo một bản tin của báo chí trong nước cho biết trung bình mỗi năm thanh tra Bộ Lao Ðộng phát giác hơn 25,000 sai phạm về lao động ở doanh nghiệp cả nước, đa số liên quan đến hợp đồng, tiền lương, bảo hiểm xã hội, kỷ luật và trách nhiệm vật chất. Con số do chính Phó chánh thanh tra Bộ Lao Ðộng Thương Binh và Xã Hội đưa ra tại hội thảo Thanh tra lao động và cải thiện tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, diễn ra vào cuối tuần qua ở Quảng Ngãi. Theo nguồn tin này, trung bình mỗi năm thanh tra lao động ở Việt Nam thực hiện từ 4500 đến 5000 cuộc thanh tra, phát giác 25 đến 30,000 vụ vi phạm.

Số tiền xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động khoảng 10 tỷ đồng. Nhưng theo tin này thì tình trạng vi phạm pháp luật lao động vẫn thường xuyên xảy gây tác động xấu đến môi trường đầu tư, môi trường pháp lý về lao động, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Lý do vì đâu lại có quá nhiều vi phạm như vậy, các chuyên gia phân tích nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về lao động, trong đó điểm chính do nguồn cung lao động quá lớn so với nhu cầu. Do đó doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận đã vi phạm quyền lợi chính đáng của người lao động. Chánh thanh tra Bộ Lao Ðộng Cộng sản Việt Nam cũng phải thú nhận rằng các cơ quan xử phạt sai phạm của doanh nghiệp chưa nghiêm, hiểu biết pháp luật của chủ sử dụng còn hạn chế, chủ ngoại quốc lợi dụng chính sách khuyến khích đầu tư từ nước ngoài của nhà nước và các tỉnh thành để cố tình vi phạm pháp luật lao động mà không sợ bị xử phạt.

 Thống kê của bộ Lao Ðộng đưa ra số trường hợp vi phạm nhiều như vậy nhưng hiện nay chỉ khoảng 700 doanh nghiệp bị xử phạt. Ngay cả việc có những địa phương, các tỉnh quy định tất cả đoàn thanh tra không được làm việc quá nửa ngày tại một doanh nghiệp và chỉ được tiến hành thanh tra tại doanh nghiệp khi được sự đồng ý của tỉnh. Hàng trăm vụ đình công của công nhân tại Việt Nam diễn ra hàng năm không phải không có các lý do chính đáng, từ bóc lột sức lao động đến cách đối xử tệ hại.(SBTN)

{nl}{nl}