TÌM THẤY RĂNG VOI HÓA THẠCH Ở THÁI NGUYÊN

@ 21 March 2011 10:57 PM
 
Tin Thái Nguyên - Trong đợt khảo sát điều tra khảo cổ học đầu tháng 3 {nl}tại tỉnh phía bắc Thái Nguyên, các nhà khảo cổ đã tìm được một chiếc {nl}răng voi hóa thạch, được cho là răng voi châu Á. Căn cứ vào mức độ hóa {nl}thạch, niên đại của răng voi có tuổi từ 30 đến 50,000 năm. Ðây là trường{nl} hợp đầu tiên mẩu hóa thạch răng voi được tìm thấy ở Thái Nguyên. Răng {nl}voi hóa thạch này được phát giác vào đầu năm 2011 tại khu vực sông Thần {nl}Sa huyện Võ Nhai, đoạn sông này khu đá Ngườm, một di tích khảo cổ học {nl}nổi tiếng đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
{nl}
{nl}Một người cao niên tại địa phương cho biết mẩu hóa thạch được tìm thấy ở{nl} độ sâu khoảng 3 thước so với lòng sông Thần Sa, một trong những hố đào {nl}vét lòng sông để đãi vàng. Lúc đầu những người đãi vàng cho rằng đó chỉ {nl}là hòn đá bình thường, nhưng do hình thù khá kỳ lạ nên đã được giữ lại.
{nl}
{nl}Theo các chuyên gia thì đó là hóa thạch của voi châu Á, tên khoa học là {nl}Elephas maximus. Voi này sống cách nay hơn 1 triệu năm từ thời sơ kỳ {nl}cánh tân (pleistocene, đệ tứ nguyên đại) cho đến tận ngày nay vẫn còn {nl}tồn tại. Voi nặng từ 3000 ký đến 5000 ký, cao từ 2 đến 4 thước. Các nhà {nl}khảo cổ cho rằng, loài voi này sống cùng thời với bầy người nguyên thủy,{nl} chủ nhân của văn hóa Ngườm nổi tiếng đã tìm thấy trong thung lũng Thần {nl}Sa, Thái Nguyên.(SBTN)
{nl}
{nl}