QUỐC TẾ CẢNH BÁO KINH TẾ CỘNG SẢN VIỆT NAM CÓ CƠ NGUY PHÁ SẢN

@ 29 March 2011 01:57 AM
Tin Singapore - Theo các con số kinh tế, có vẻ như là nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam có thể sắp phá sản. Ðó là phân tích của David Koh, nhà nghiên cứu của viện nghiên cứu Ðông Nam Á trong một bài viết trên tạp chí Chính Sách Ngoại Giao, cho biết nợ nước ngoài của Việt Nam vào lúc đầu tháng 3 là 29 tỉ mỹ kim, trên 42% tổng sản lượng quốc thường dân niên. Với tình hình Việt Nam thâm thủng cả 2 phương diện thương mại và ngân sách, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam có thể cần phải vay tiền gấp, sau khi tính cả tiền từ người Việt hải ngoaị gửi về và từ các khoản giải ngân của các dự án đầu tư quốc tế trực tiếp FDI.

Giáo sư Koh nói hiện thời trữ kim ngoaị tệ Việt Nam sụt giảm liên tục kể từ khi khủng hoảng tài chánh năm 2008, trước khi khủng hoảng tài chánh toàn cầu bùng nổ. Và như vậy Việt Nam có thể trở thành một nước Iceland hay Hy Lạp của Ðông Nam Á. Cần nhắc rằng, Iceland và Hy Lạp 2 nước đã phá sản trong thời kỳ 2008 đến năm 2010. Ðặc biệt, bản tin đài VOA cho biết rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam sắp thê thảm. Hãng tin Reuters trích dẫn Công ty đánh giá tín dụng Standard & Poor cho rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ gặp nhiều xáo trộn trong thời gian tới. Nguồn tin này nói tình trạng lạm phát tăng, nếu không được quản lý đúng cách, có thể gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.

S&P tiên đoán mặc dù các ngân hàng Việt Nam không bị tác động vì cuộc khủng hoảng xảy ra tại các nền kinh tế tân tiến hơn, nhưng sức ép của lạm phát, các khoản nợ tăng cao, cùng với chi phí vay vốn cao trong nhiều năm qua, đang đe dọa phẩm chất tín dụng của ngành ngân hàng Việt Nam. Ba ngân hàng được Standard & Poor đánh giá gồm có Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân Hàng Ðầu Tư và Phát triển Việt Nam, và Ngân Hàng Thương Mại và Công Nghệ đều bị xếp hạng BB-, dựa trên những yếu tố mà công ty S&P vừa liệt kê.

Công ty đánh giá tín dụng Standard & Poor đề cập tới tỷ lệ lạm phát vượt quá 12% so với cùng kỳ năm ngoái hồi tháng Giêng năm 2011, quyết định của nhà nước Việt Nam nới rộng chính sách tiền tệ vào nửa cuối của năm 2010 để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, và giá cả hàng hóa toàn cầu tăng đã đóng góp đưa tỷ lệ nạn lạm phát tăng vọt. Nếu tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức này, thì chi phí kinh doanh sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ nần của người đi vay. Nhưng ngược lại các biện pháp mạnh tay của nhà cầm quyền trong việc kềm chế lạm phát có thể gây bất ổn và làm mất tin tưởng vào hệ thống ngân hàng, điều đã xảy ra hồi năm 2008 khi tỷ lệ lạm phát tăng tới 28%.

S&P cũng nhắc đến khoản cho vay dành cho các công ty quốc doanh, kể cả tập đoàn đóng tàu Vinashin, đã ảnh hưởng tới thứ hạng tín dụng của Việt Nam. Công ty này tin rằng nhà cầm quyền Việt Nam sẽ đặt ưu tiên cho việc ổn định hóa kinh tế, so với phát triển kinh tế trong các chỉ tiêu kinh tế cho năm 2011, kể cả cố gắng kiềm chế lạm phát. Công ty nói trong khi các biện pháp hữu hiệu của nhà cầm quyền có thể giảm thiểu tác động do lạm phát và chi phí vay nợ cao gây ra, nhưng các ngân hàng sẽ phải cải thiện tiêu chuẩn để củng cố hệ thống ngân hàng hầu có thể đối phó với những chấn động từ bên ngoài.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}