PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: VIỆT NAM PHẢI CẦN HƠN 10 NĂM NỮA MỚI NGỪA ÐƯỢC DỊCH CÚM GÀ

@ 24 April 2011 09:16 AM
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin về dịch cúm gia cầm tại Việt Nam, mời quý vị cùng theo dõi trong phóng sự ngắn sau đây (video insert...).

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc FAO cho biết phải mất chục năm nữa Việt Nam và 5 quốc gia khác trên thế giới là Ấn Ðộ, Trung Cộng, Ai Cập, Nam Dương và Bangladesh mới diệt được virus cúm gia cầm A/H5N1. FAO cho hay kể từ cao điểm bùng phát dịch cúm gia cầm hồi năm 2006 tới nay, phần lớn hơn 60 quốc gia trên thế giới báo cáo phát giác virus A/H5N1 đã khống chế được chủng virus này. Vẫn theo FAO, các nguyên nhân chính khiến virus A/H5N1 vẫn hoành hành tại 6 nước vừa kể bao gồm cơ cấu ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm, phẩm chất các dịch vụ thú y, và mức độ hưởng ứng tham gia phòng chống của các ban ngành.

Báo cáo của Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc cũng viện dẫn thêm các lý do khác trong đó có điều kiện các cơ sở y tế chăm sóc gia cầm tại 6 nước còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi H5N1 còn rất yếu kém và giới chức hữu quan thường bị tố cáo là thiếu trách nhiệm trong công tác kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Virus cúm gia cầm A/H5N1 nếu lây sang người có thể gây tử vong. Kể từ năm 2003 tới nay cúm gia cầm đã làm thiệt mạng hàng trăm người trên thế giới. Việt Nam thực hiện tiêm phòng đã nhiều năm nay nhưng năm nào dịch cũng xảy ra, trong khi Thái Lan không triển khai tiêm phòng nhưng vẫn khống chế được dịch Theo Cục Thú y, hiện dịch cúm gia cầm đã bùng phát tại 5 tỉnh là Quảng Ngãi, Tiền Giang, Ðắk Lắk, Hà Nam và Bắc Kạn.

Ông Ðàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y, cho biết từ đầu năm 2011 đến nay, dù dịch xảy ra lẻ tẻ nhưng âm ỉ và khó kiểm soát, đặc biệt virus có dấu hiệu thay đổi, kháng vắc-xin. Hiện Cục Thú y đang tiến hành khảo nghiệm lại để có kết quả chính xác. Lo ngại hơn, ông Lê Minh Sắt, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, nhấn mạnh rằng các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm có từ nhiều năm qua nhưng trong nước vẫn không tự sản xuất được bất kỳ loại vắc-xin nào. Việt Nam thực hiện tiêm phòng đã nhiều năm nay nhưng năm nào dịch cũng xảy ra, trong khi Thái Lan không cần tổ chức tiêm phòng nhưng vẫn khống chế được dịch.

Việc bất lực kiểm soát nạn dịch H5N1 vẫn chưa giải quyết xong thì một loạt dịch bệnh khác đang có chiều hướng quay trở lại. Ðứng đầu là dịch lở mồm long móng của súc vật. Tại Long An, Báo cáo của Bộ y tế Vn cho biết dịch đã tái phát từ ngày 31 tháng giêng, dịch lở mồm long móng đã xảy ra trên đàn gia súc của 08 hộ chăn nuôi tại 04 xã là Phú Ngãi Trị, An Lục Long, Hiệp Thạnh và Hòa Phú thuộc huyện Châu Thành. Ðến ngày 9 tháng 2, dịch tiếp tục được phát giác tại 1 gia đình thuộc xã Ðức Tân, huyện Tân Trụ. Tổng số gia súc mắc bệnh đến ngày 16 tháng 2 là 108 con heo, trong đó chết và tiêu hủy 86 con. Hiện tại, Chi cục Thú y cùng với chính quyền địa phương đang quay cuồng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}