PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT VỀ VIỆT NAM: VIỆT NAM ÐIÊU ÐỨNG VÌ LẠM PHÁT

@ 28 April 2011 09:28 AM
Hôm nay trong bản tin về Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra những chi tiết về tình trạng lạm phát đang làm người dân Việt Nam điêu đứng. Mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin sau đây (video insert...)

Các bản tin kinh tế của Bloomberg và Reuters cuối tháng 4 này cho hay tốc độ leo thang lạm phát tại Việt Nam trong tháng này tăng nhanh nhất kể từ năm 2008 tới nay. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao kỷ lục. Giá cả các lĩnh vực từ vận tải, dịch vụ nhà hàng, thực phẩm, điện, nước, xăng, cho tới vật liệu xây dựng đều leo thang. Giới hữu trách Việt Nam thì đổ thừa cho tình hình biến động chính trị ở Trung Ðông và Bắc Phi cùng thiên tai ở Nhật Bản đẩy giá cả tiêu dùng trên thế giới lên cao và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Nhưng lạm phát ở mức ngất ngưỡng như hiện nay vẫn chưa yên, giới chuyên môn dự đoán tỷ lệ lạm phát của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên gần mức 20% trước khi giảm xuống khoảng 13% vào cuối năm nay.

Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế nói chung đều có chung cái nhìn là mức tăng quá cao như lạm phát ở Việt Nam là một điều hiếm có. Hiện tại, người nghèo ở Việt Nam sẽ ngày càng điêu đứng hơn nếu nhà cầm quyền Việt Nam không hành động ngay để giảm thâm thủng mậu dịch và thâm thủng ngân sách. Ông Cephas Lumina, một luật sư nhân quyền gốc người Zambia và là chuyên viên độc lập của Liên Hiệp Quốc về tác động của nợ ngoại quốc đối với nhân quyền, đã nhận định về nền kinh tế Việt Nam như vậy.

Một phần của các vấn nạn tại Việt Nam là thiếu chính sách tài chính minh bạch. Ngày 10 tháng 12, tạp chí kinh tế nổi tiếng thế giới The Economist nói nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm này là $50 tỉ $935 triệu đô-la, tương ứng với 51.6% GDP. Ðổ đồng, mỗi người dân phải gồng $580.91 đô-la bất kể già trẻ lớn bé. Nhưng hầu như không ai trong nước biết rõ về điều này. Tuy nhiên tới nay không thấy có dấu hiệu gì là chế độ Hà Nội làm mạnh hơn ngoài những lời tuyên truyền sáo rỗng về cắt giảm chi tiêu và đối phó quyết liệt với lạm phát. Và người nghèo chiếm đại đa số trong xã hội, sẽ phải chịu hậu quả từ các chính sách của nhà nước. Và việc kinh tế suy trầm nặng nề như hiện nay, đe dọa khả năng mất ghế của Nguyễn Tấn Dũng rất lớn, vì vậy ê-kíp cầm quyền Nguyễn Tấn Dũng đang vô cùng bối rối trong công tác điều hành nền kinh tế tài chánh của đất nước mà họ đang độc quyền nắm giữ.

Chính Bộ trưởng Tài Chánh ông Vũ Văn Ninh đã phải than thở rằng, nền kinh tế nước này đang ngồi trên đống lửa. Những người theo dõi sự kiện một cách lạc quan, thì cho rằng ngụy quyền Hà Nội rồi sẽ vượt qua được chặng đường khó khăn này, nhưng nói như chuyên gia kinh tế Phạm Văn Thuyết thì lạm phát thì truớc sau gì cũng có thể chữa chạy, nhưng trong quá trình phát triển kinh tế nhanh vài năm qua lại để xảy ra một vấn đề sâu sắc về mặt xã hội, đó là sự phân cách giàu nghèo rất khó mà giải quyết. Ðiều khôi hài là ngụy quyền Hà Nội vẫn tiếp tục muốn đi theo con đường Xã hội Chủ nghiã, mà lại để xảy ra tình trạng giầu nghèo thật trầm trọng như hiện nay.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}