Ðức giám mục Kontum bị chính quyền xã Sơn Lang làm việc

@ 29 April 2011 09:24 AM
 

Lễ phục sinh vừa qua, Ðức Cha Micae Hoàng Ðức Oanh đã tới {nl}dâng lễ phục sinh tại giáo điểm Sơn Lang nơi trước đây ngài đã từng bị {nl}chính quyền bày trò gây khó dễ và đe dọa bắt ngài. Lần này, họ tiếp tục {nl}đưa cả quần chúng tự phát tới tham dự thánh lễ. Sau thánh lễ, họ mời Ðức{nl} giám mục lên xã làm việc về cái tội “chỉ xin phép làm lễ phục sinh {nl}nhưng lại còn làm thêm lễ rửa tội”.

{nl}

Qua sự kiện này, một lần nữa cho thấy những cán bộ đầy tớ nhân dân {nl}thiếu hiểu biết và kém nhân bản thế nào? Làm sao có thể đối thoại với {nl}những người như thế?

{nl}
{nl}
{nl}

Sau{nl} thánh lễ  Phục Sinh tại xã Sơn Lang, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, Ðức {nl}Giám Mục Kontum được chính quyền mời vào Ủy Ban xã  “làm việc”.

{nl}

Ngay{nl} khi tập trung tại cộng đoàn Phaolô ở An Khê, Ðức Giám Mục đã cho biết {nl}ngài sẽ đi vào Ủy Ban xã Sơn Lang để gặp gỡ trước với chính quyền, sau {nl}đó mới tới chỗ dâng lễ. Giáo dân ở đây rất sợ chính quyền. Vì vậy, ngài {nl}muốn vào Ủy Ban trước để cho bà con giáo dân cảm thấy yên tâm mà tham dự{nl} Thánh lễ. Tuy nhiên, khi vào gần đến nơi thì Ban chức việc mới cho biết{nl} là chính quyền không đón ngài tại Ủy Ban xã nữa, nhưng đã chờ ngài ở {nl}chỗ chuẩn bị dâng lễ rồi. Vậy là kế hoạch ban đầu bị hủy.

{nl}

Trong {nl} khi dâng lễ, cộng đoàn đứng để hiệp dâng và cầu nguyện theo nghi thức {nl}Công giáo thì anh em chính quyền ngồi. Họ không  biết nghi thức của tôn {nl}giáo do thiếu thốn Thánh lễ chăng? Hoặc họ không dám “vui với người vui,{nl} khóc với người khóc”? Tuy nhiên, việc anh em chính quyền không đón tiếp{nl} ngài ở Ủy Ban là có trong kế hoạch của họ từ trước rồi. Chỉ có thế, họ {nl}mới đi bước trước và đến đón Ðức Giám Mục tại nơi dâng lễ mà thôi.

{nl}

Hơn{nl} thế nữa, chính quyền còn bố trí cả chị em Hội phụ nữ của xã đến ngồi {nl}sau lưng bà con giáo dân để “xem” lễ. Cũng như chính quyền, chị em phụ {nl}nữ này hiên ngang ngồi “xem” lễ trong khi bà con giáo dân đứng. Dưới đây{nl} là hình ảnh của chị em hội phụ nữ xã “xem” lễ: 

{nl}

 

{nl}

{nl}

Phải{nl} chăng vì lạ lẫm, vì lo sợ mà công an ra vào liên tục nơi khu vực dâng {nl}lễ. Một số khác thì ngồi trong quán kế bên và mấy quán phía bên kia {nl}đường để theo sát tình hình diễn biến. Một Thánh Lễ Phục Sinh hoàn toàn {nl}là nghi thức thánh thiện tinh tuyền lại bị nghi ngờ và theo dõi.

{nl}

Ðiều{nl} quan trọng hơn, sau Thánh Lễ Phục Sinh, Ðức Giám Mục và cha Giuse Phạm {nl}Minh Công đã bị mời vào Ủy Ban xã “làm việc”. Nghe tin đó, có mấy người {nl}tháp tùng Ðức Giám Mục cũng theo vào. Họ tiếp đón đoàn tại phòng khách. {nl}Khi mọi người vào phòng khách, ngay tức thì, họ mời Ðức Giám Mục và Cha {nl}Công lên tầng trên, còn những thành viên khác phải ngồi lại phòng khách.{nl} Họ đã bố trí những người chủ chốt quan trọng chờ sẵn trên đó rồi. Khi {nl}Ðức Giám Mục lên, họ đứng dậy và bắt tay. Có khoảng 10 thành viên tiếp {nl}đón ngài ở tâng trên, còn đoàn tháp tùng không ai được đi lên đó. 

{nl}

Như{nl} vậy, đọc tới đây, quý độc giả có thể nhận ra kế hoạch từ trước của anh {nl}em chính quyền như thế nào. Họ bố trí cả những người chủ chốt chờ sẵn từ{nl} trên tầng trên rồi. 

{nl}

{nl}

{nl}

Khi{nl} vào làm việc, công an huyện và xã phát biểu, họ “khen” Ðức Giám Mục làm{nl} lễ hôm nay “vui vẻ”, “thành công tốt đẹp” và cám ơn Ðức Giám Mục đã dạy{nl} dân sống “tốt đời đẹp đạo”. Họ tỏ ra rất phấn khởi, cũng là lần đầu {nl}tiên họ được biết thánh lễ người Công Giáo. Thế nhưng, họ nhắc nhở Ðức {nl}Giám Mục hai điều để “rút kinh nghiệm”. Ðiều thứ nhất: trong đơn xin {nl}phép chỉ xin làm lễ Phục Sinh thôi, mà bây giờ lại thêm cái lễ nữa là {nl}“Lễ Rửa Tội”. (Lúc đầu lễ, Ðức Giám Mục bảo họ là ngài sẽ cho bà con {nl}xưng tội trước rồi mới dâng lễ. Họ nghe không rõ, giờ lại bảo đó là “Lễ {nl}Rửa Tội”! ). Ðiều thứ hai: đơn xin phép thì xin chỉ có mỗi Ðức Giám Mục {nl}và Linh mục Công thôi, thế mà bây giờ lại đi cả phái đoàn đông vậy! Như {nl}thế là không được!

{nl}

Ðức Giám Mục trả lời ngay: thì chỉ có hai chục người thôi mà.

{nl}

Chính{nl} quyền bảo: “Như thế là không được”, như vậy là “không tên tuổi”, “không{nl} đăng ký”, “không xin phép!” mà lại vào đây là kẻ xa lạ! Ðề nghị “rút {nl}kinh nghiệm!”.

{nl}

{nl}

{nl}

Ðức{nl} Giám Mục nói lại với họ rằng: khi tôi nghe các anh nói như vậy, bản {nl}thân tôi, tôi cảm thấy nó “sao sao ấy!”. Các anh hiểu sao thì không {nl}biết, nhưng tôi thấy như vậy nó “sao sao ấy!”.

{nl}

Ðiều{nl} thứ nhất: Thánh lễ của người Công Giáo chúng tôi trên thế giới đâu đâu {nl}cũng giống nhau thôi. Quý vị có cho tôi 10 tiếng, 12 tiếng tôi cũng {nl}không có sức làm nổi đâu. Thời lượng một Thánh Lễ là nó gần giống nhau {nl}cả. Sáng nay, tôi dự định 7 giờ 30 tới Ủy Ban thăm quý vị và 8 giờ là {nl}tôi dâng lễ, 8 giờ 45 là tôi đi về. Nhưng mà tôi thấy bà con anh chị em ở{nl} Sơn Lang chưa có linh mục nào được tới dâng lễ cả, vì vậy bà con đâu có{nl} được xưng tội. Họ phải chuẩn bị tâm hồn trước khi Dâng Lễ chứ! Thông {nl}thường, trước khi vào dự tiệc thì thực khách phải rửa tay rồi mới vào {nl}bàn. Không ai để bàn tay dơ bẩn mà vào bốc thức ăn hết. Mà nếu có ai đi {nl}rửa tay trước khi ăn tiệc thì quý vị có được phép bắt bớ họ không chứ! {nl}Quý vị có được phép cấm họ không chứ! Ở đây, nếu các ông nói “Rửa Tội” {nl}trước Lễ thì nó cũng như là rửa tay trước bữa tiệc thôi. Trong giấy mời {nl}dự tiệc, không ai mà ghi rõ phần rửa tay trước khi ăn cả. Chỉ có kẻ ấu {nl}trĩ mới ghi trong thiệp mời chi “tiết rửa tay” đó mà thôi. Chúng tôi {nl}Giải Tội trước Thánh Lễ cũng như các ông rửa tay trước khi ăn, điều đó {nl}không cần phải xin phép. Người Công Giáo chúng tôi ai cũng phải rửa tâm {nl}hồn trước khi gặp Chúa. Nếu họ không rửa thì một lát nữa họ sẽ không {nl}được rước lễ, họ chỉ được nghe Lời của Chúa mà thôi. Vì vậy, họ chưa gặp{nl} được Chúa. Quý vị có mừng cho họ khi đi ăn tiệc mà không được rửa tay {nl}không! Ði dự tiệc mà không gặp được chủ tiệc thì đi làm gì?

{nl}

Ðiều{nl} thứ hai: Về phái đoàn của tôi. Chẳng lẽ tôi đi mà không có tài xế đi {nl}theo sao? Tôi từng này tuổi đầu rồi mà không có bác sỹ, y tá đi theo ạ? {nl}Không lẽ tôi đi dâng lễ mà không hề có người giúp lễ, không có người dọn{nl} bàn thờ ạ?

{nl}

Họ lại bảo: thì biết rồi, nhưng đi cũng phải ít thôi chứ!

{nl}

{nl}

Ngài{nl} nói: Này! Quý vị thông cảm cho. Ðất nước mình độc lập tự do rồi! Ðất {nl}nước mình hòa bình rồi! Mọi người dân ai cũng tha thiết muốn nhìn thấy {nl}cảnh đẹp của quê hương đất nước. Ai cũng muốn tới để thấy cái sinh hoạt {nl}của anh em mình, của dân mình. Người nhà với nhau mà! Nếu quý vị muốn {nl}“rút kinh nghiệm” thì lần sau tôi sẽ kê khai đầy đủ tên tuổi những người{nl} đó cho quý vị. Khách tới nhà, mình phải mừng chứ anh em! Quý vị ở đây {nl}mà thấy khách thành phố tới thì quý vị phải mừng chứ, mừng vì người ta {nl}tới để thăm mình.

{nl}

Sau{nl} khi nghe những lời này, anh em cán bộ nói lời cám ơn Ðức Giám Mục đã {nl}cho họ hiểu được ý nghĩa của Thánh Lễ. Qua đó, họ cũng rất thích thú vì {nl}được có cơ hội nói lên những thắc mắc của họ về Công giáo và Thánh Lễ mà{nl} trước nay chưa ai giải thích cho họ hiểu.

{nl}

Ðức{nl} Giám Mục rất cám ơn họ đã cho ngài cơ hội để giới thiệu cho họ biết đạo{nl} Công giáo và hiểu giá trị của thánh lễ như thế nào. Ðơn giản chỉ có thế{nl} thôi. Ngài cho rằng đây là cuộc gặp hết sức tốt đẹp cho cả đôi bên. {nl}Trong bất cứ công việc gì, dù khó khăn đến mấy, nếu biết cách dàn xếp {nl}cho ổn thỏa thì những khó khăn đó sẽ biến thành những hiệu quả hết sức {nl}tốt đẹp cho công việc của mình. Ngài nói như vậy.

source: Nữ Vương Công Lý (nuvuongcongly.net)

http://www.nuvuongcongly.net/tin-tuc/d%E1%BB%A9c-giam-m%E1%BB%A5c-kontum-b%E1%BB%8B-chinh-quy%E1%BB%81n-xa-s%C6%A1n-lang-lam-vi%E1%BB%87c/


{nl}{nl}{nl}