THÊM MỘT VỤ CƯỠNG CHẾ ÐẤT ÐAI Ở ÐẮC NÔNG

@ 30 April 2011 09:57 AM
Tin Ðắc Nông - Một vụ cưỡng chế người dân mới diễn ra tại xã Dak Ngo, huyện Tuy Ðức, tỉnh Dak Nong khiến những người dân trong cuộc phải có đơn kêu cứu khẩn cấp gửi công luận quốc tế đưa lên mạng Internet. Khác với một số đơn kêu cứu lâu nay thường xuất hiện trên mạng, mà địa chỉ nơi nhận thường là các vị lãnh đạo cấp nhà nước, và các cấp liên quan ở trung ương cũng như địa phương.

Ðơn tố cáo khẩn cấp của 56 gia đình người dân với trên 500 nhân khẩu tại xã Dak Ngo, huyện Tuy Ðức, tỉnh Dak Nong lại chỉ gửi cho công luận quốc tế. Ðơn đề ngày 21 tháng 4 vừa qua và cho biết một số người dân tộc Mơ Nông sinh sống tại đó cho rằng đó là đất của cha ông họ từ xưa đến nay nên họ mong muốn được sinh sống tại đó. Lá thơ viết 56 gia đình người dân bản địa đã sống ổn định tại đó từ thời khai thiên lập địa, đến ngày 19 tháng 4, không hiểu lý do gì mà cán bộ từ tỉnh đến huyện họ chặt phá hết cây trồng của họ, phá nhà cửa, đốt hết. Họ yêu cầu bà con di dời nhà cửa, súc vật nuôi để trả lại đất cho dự án, cho lâm nghiệp.

Họ không chỉ lấy số đất đó cho công ty này, công ty kia mà còn sang nhượng với nhau. Người dân chỉ thấy giấy thông báo chứ họp dân không có. Trong khi ấy, một số người kinh đến lập nghiệp tại đó cũng cho biế đó là đất rừng đã khai phá, khai thác gỗ hết rồi, dân phải tự dọn ra để làm. Họ là dân nghèo khổ, vào đó dọn dẹp rồi trồng cây, lập nên vườn. Bây giờ họ giải tỏa nhà cửa, chặt đốt hết và đuổi đi khiến cho dân bây giờ bị ỏmàn trời, chiếu đất. Họ còn bắt nhốt năm người. Họ đọc lệnh, xét nhà, thu tài liệu như điã ghi hình, giấy tờ đi khiếu kiện.

Chủ tịch xã Dak Ngo thì đưa ra giải thích rằng 56 gia đình này không phải là người đã có hộ khẩu tại địa phương. Hộ khẩu của họ ở tỉnh Bình Phước, họ đã được hưởng chế độ dân tộc tại đó nay về đây họ muốn lập buôn làng cũ nhưng thực tế họ về đây để phá rừng nên phải cưỡng chế. Việc thực hiện các dự án phát triển hiện gây ra bao vụ khiếu kiện ở khắp các điạ phương tại Việt Nam. Phía người dân trong cuộc và cán bộ địa phương trong hầu hết các vụ việc đều không thống nhất được kế hoạch giải quyết. Người dân bị mất đất cho rằng họ bị xử ép không thỏa đáng trên nguyên tắc giải quyết ổn định cuộc sống cho dân.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}