PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC Ở VIỆT NAM VẪN HOÀI NGHI VỀ THÁI ÐỘ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ VỤ TRUNG CỘNG

@ 1 June 2011 11:20 AM
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ trong nước, thông tín viên SB-TN gởi ra bản tin về những người yêu nước vẫn tiếp tục hoài nghi về thái độ của nhà nước Cộng sản Việt Nam về vụ Trung cộng vừa qua. Mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin sau đây (video insert)

Kể từ cuộc chiến tranh biên giới 1979, người Việt Nam mới được dịp chứng kiến một cuộc tấn công bằng truyền thông mạnh mẽ từ phía Việt Nam với anh bạn Trung Cộng. Suốt trong vài ngày kể từ khi tàu thăm dò dâu khí Bình Minh bị tàu hải giám Trung Cộng tấn công, báo chí Việt Nam nổ ra những bài dài, đả kích mạnh mẽ chưa từng thấy. Khởi đầu là báo Thanh Niên, với những bài mạnh mẽ, thậm chí bóc trần cái tên đầy húy kỵ trước đây dành cho tàu Trung Cộng là tàu lạ đã bị bóc trần.

Có lẽ vốn là tờ báo quy tụ nhiều nhà báo có gốc là Quảng Nam Ðà Nẵng nên Thanh Niên đã nóng lòng phát pháo trước tất cả mọi tờ báo khác. Có vẻ xấu hổ vì sự e dè của mình, ngày hôm sau báo Tuổi Trẻ mở thêm trận địa mới tấn công Bắc kinh, trong đó đặt vấn đề ở mức độ nghiêm trọng nhất là kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế về việc vi phạm luật biển. Nhiều tờ báo khác cũng lên tiếng. Tuy nhiên so với bãi đất bằng đả kích Trung Cộng được nhà nước Cộng sản Việt Nam bật đèn xanh, thì giới blogger tự do, phản kháng yêu nước lại dè dặt hơn. Có lẽ hơn ai hết, giới phản kháng yêu nước cảm nhận được rõ phản bội của Hà Nội thông qua các cuộc đàn áp và bắt bớ toàn cục suốt trong nhiều năm, kể từ ngày 9 tháng 12 năm 2007 khi họ xuống đường tự phát biểu tình chống sự xâm lược của Trung Cộng, đau lòng trước mất mát của ngư dân Việt.

Giới yêu nước phản kháng rõ ràng có lý do để dè dặt, vì những tờ báo mang tính phát ngôn của Việt Nam như Quân Ðội Nhân Dân, Nhân Dân, báo Ðảng đều im lặng và chỉ dẫn lại lời của Thông tấn xã Việt Nam vài ngày sau đó. Bên cạnh đó những người đứng đầu trong phong trào chống Trung Cộng từ năm 2007 đều bị đàn áp khốc liệt. Người thì phải lưu vong như đạo diễn Song Chi, bị tù như nhà báo Ðiếu Cày, luật sư Phan Thanh Hải, nhẹ nhất thì như nhạc sĩ Tuấn Khanh luôn bị công an quấy nhiễu và buộc đóng phải blog cá nhân.

Nhiều ý kiến trên các trang blog nói rằng có lẽ sẽ im lặng xem nhà nước Cộng sản Việt Nam làm gì, còn xuống đường theo hiệu lệnh của nhà nước, đối với họ là một điều hết sức xúc phạm với lòng yêu nước tự do của họ. Thậm chí trong một bài viết từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện hãnh diện nhắc lại tuyên cáo của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 trước hành động gây hấn của Trung Cộng với Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó có đoạn ghi là Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia.

Trong một bình luận của một thanh niên Hà Nội về tuyên cáo này, có ghi rõ chúng ta sẽ không thể chờ đợi ở cái chế độ thối nát này một hành động đáng tự hào như vậy.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}