Hội Ngộ Dân Chúa 2011

@ 8 June 2011 12:43 AM
{nl} Hội Ngộ Dân Chúa 2011 được triệu tập ngày 3,4,5 tháng 6/2011 trong nỗi thao thức về Quê Hương và Giáo Hội, diễn ra tại miền Nam California Hoa Kỳ, sôi nổi, đầy tình cảm Kitô hữu và lòng yêu nước. Nhiều suy tư và nhận định, với các phát biểu phong phú của giới trí thức Công Giáo hải ngoại.

Sau đây là một số AUDIO tham luận Thứ Bảy 6/4/2011 thu âm từ phòng sinh hoạt của nguyệt san Diễn Ðàn Giáo Dân, với sự giúp sức các các chiến sĩ truyền tin qua các phòng Paltalk "chinhtri", "nguoidan", "lien ket". Kính chuyển (một phần) tới quý vị và các bạn. Xin cáo lỗi quý vị diễn giả và thính giả về những chỗ âm thanh khiếm khuyết, truyền dẫn bị đứt quãng, thiếu sót, không rõ...

(quý vị bấm nghe âm thanh)
http://www.freevietnews.com/audio/07_NguyenMinhTam_gsLeTinhThong_ChuTatTien.m3u

(quý vị bấm nghe âm thanh)
http://www.freevietnews.com/audio/06_HoiNgoDanChua_MacGiao.m3u

(quý vị bấm nghe âm thanh)
http://www.freevietnews.com/audio/07_lmNguyenHuuLe_TraLu_PhamNguyen_NguyenVanLiem.m3u                                 

-- Người cai trị có trách nhiệm chẳng những phải quản trị đất nước trong hiện tại, lo lắng bảo vệ sự vẹn toàn của đất nước, cho hạnh phúc của người dân, Còn phải có cái nhìn về vấn đề đất nước phải giải quyết, trong tương lai xa và tương lai gần....Dân tộc Việt Nam chúng ta đã trở thành công cụ để đảng cộng sản thực hiện giấc mơ quyền lực của họ! Và là một nơi để cho đảng cộng sản thử nghiệm chế độ cộng sản của họ! Họ bất kể xương máu của nhân dân và tài sản của nhân dân. Thí dụ như vấn đề tham nhũng, y tế, giáo dục, họ không chăm lo gì cho người dân....Rất đau lòng, nhà nước Việt Nam đối xử với người dân quá tệ hại, như chúng ta thấy những vụ Ðồng Chiêm, Loan Lý, Cồn Dầu..chúng đuổi dân đi, chiếm đất, còn đưa quân đội công an đến đánh đập họ tàn nhẫn. Ðánh đập tu sĩ linh mục, đánh phụ nữ có bầu, đánh ngất xỉu, đánh lòi mắt....Ðó là những chuyện thật....(nhà văn Mặc Giao)

-- Tôi nhận thấy rằng Công Giáo Việt Nam đang bị nô lệ ý chí bởi hàng giáo sĩ. Nói cách khác, Giáo dân Việt Nam chưa trưởng thành trong đời sống Kitô giáo. Ðó là điều tôi luôn luôn cổ võ là giáo dân phải thủ đúng vai trò của mình, giáo dân phải mạnh dạn nhận trách nhiệm mình trong lịch sử của giáo hội. Giáo dân phải nhận trách nhiệm của mình trước mặt Giáo Hội, trước mặt Thiên Chúa và trước mặt Dân Tộc. Với điều đó, luôn luôn có tôi đàng sau các anh ....(Linh mục Nguyễn Hữu Lễ)

-- Ðức Cha Benedicto 16 khi còn là Hồng Y, trong tác phẩm Muối Cho Ðời, đã nói rằng "Giáo hội không bao giờ được phép chạy theo thời, phải nói lên cái xấu và cái nguy của thời đại, phải nhắc nhở lương tâm những kẻ có quyền, cả những người trí thức, cả những kẻ thờ ơ hẹp hòi, trước những nổi thống khổ của thời đại. Lời Chúa trong Kinh Thánh và những lời của các giáo phụ như vang lên trong đầu tôi, kết án nặng nề những mục tử nào làm chó câm, để tránh bị phiền toái và vì thế để cho nọc độc lan tràn. Im lặng không phải là bổn phận hàng đầu của người công dân"

...Linh mục Nguyễn Trọng Viễn trong tác phẩm của ngài, với tựa đề "Những căn bệnh trầm kha trong đời sống Ðức Tin Công Giáo tại Việt Nam", xuất bản năm 2008:  xin các giám mục và linh mục quản xứ tổ chức thường xuyên các buổi tĩnh tâm cho hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, và những lớp học hỏi về học thuyết xã hội công giáo, thánh kinh, linh thao, tĩnh tâm, v.v.. tại các tu viện và giáo xứ. Ðây là cơ hội cho giáo sĩ và giáo dân thăng tiến đời sống tâm linh, cũng như nâng cao trình độ hiểu biết về Chúa Giêsu, và các giáo huấn quan trọng của giáo hội. Qua những buổi gặp gỡ thường xuyên như thế, tình bạn triển nở, và họ trở nên khắn khít với nhau hơn. Nhờ đó, họ cảm thấy an toàn và can đảm hơn, khi tranh đấu cho tự do, công lý, dân chủ. Và sẵn sàng bênh vực những đồng hương cô thế, không phân biệt tôn giáo, không có tiếng nói, bị áp bức tàn bạo dã man.....Xin các ngài đồng thanh can đảm phản đối chính quyền cướp đoạt Tự Do Tôn Giáo, can đảm chống lại Sự Ác dưới mọi hình thức, như các ngài đã kêu gọi tín hữu Việt Nam trong Thư Chung hậu Ðại Hội Dân Chúa ban hành ngày 28.4.2011
(Gs Lê Tinh Thông)

-- Nói tới cộng sản và những tệ hại của nó là vô cùng, không bao giờ hết. Nó sai luôn luôn  vậy, bởi vì những nguyên tắc của nó đều sai. Kinh tế thị trường theo xã hội chủ nghĩa, là một câu mâu thuẫn, nói trắng là đen, đen là trắng, không thể hiểu được. Tất cả cái gì nó làm là sai luôn. Câu đó nó sai, và tất cả việc làm của cộng sản là sai, bởi vì kinh tế thị trường không thể theo chủ nghĩa nào cả, mà phải dân chủ tự do... Muốn kinh tế thị trường tự do dân chủ, thì phải có tam quyền biệt lập, lập pháp, hành pháp, tư pháp kiểm soát nhau, thì kinh tế thị trường mới điều hòa, mới công bằng, có công lý. Bởi thế cho nên nói hoài vì cái sai lầm của cộng sản, vì cái gốc của nó đã sai rồi, vì cái ngọn nó đã thối, cái giòng nước cũng thối luôn. Chúng ta phải xóa bỏ nó, Gorbachev nói bỏ nó vào sọt rác ...(một vị phát biểu)

-- Chúng tôi quan niệm, khi nói lên sự thật, dù là sự thật đau lòng, vẫn còn hơn là che dấu trong sự phỉnh gạt, qua cái vẻ ngoài hào nhoáng. Cho dù chúng tôi có thể bị chụp mũ là đánh phá giáo hội, có thể là xuyên tạc, như một vị Giám mục đã nói thẳng với tôi. Mặc kệ, miễn là chúng ta không làm cái "sự dữ" đó là được rồi. Vì vậy, tôi, một cây viết trong Diễn Ðàn Giáo Dân, luôn luôn thẳng thắn phê phán những gì cần được phê phán. Tôi tin vào lời của Thánh Giacôbê nói: ai không làm điều lành là có tội. Và điều chúng tôi đang làm, chắc chắn đó là điều lành....
(Bà Nguyễn Minh Tâm)

-- Trong bao lâu nay, hải ngoại chúng ta đã làm rất nhiều điều. Chúng ta làm cái loa cho những người trong nước. chúng ta đã viết nhiều thỉnh nguyện thư lên cho những người lãnh đạo, không những ở Hoa Kỳ mà còn khắp nơi trên thế giới. Và chúng ta đã thông tin tất cả những việc xảy ra, về những phản đối của những trong nước, để cộng đồng hải ngoại đều biết. Trong nhiều năm qua, đặc biệt là yểm trợ một cách tích cực, từ Âu châu Mỹ Châu tiểu bang này sang tiểu bang khác, cá nhân này sang cá nhân khác, cho các nhà dân chủ trong nước.....
(nhà văn Chu Tất Tiến)

http://freevietnews.com/audio2//data/upimages/chuathanhtam-400.jpg


Kính mời quý vị theo dõi tiếp một số AUDIO diễn tiến cuộc Hội Ngộ Dân Chúa được tổ chức vào chiều Thứ Bảy ngày 4/6/2011, thu âm được từ phòng sinh hoạt của nguyệt san Diễn Ðàn Giáo Dân chuyển lên PALTALK -- với các bài thuyết trình và thảo luận về hiện tình Quê Hương và Giáo Hội Công giáo, vai trò truyền thông, và dự kiến sẽ thành lập Phong trào Công Lý và Hòa Bình để yểm trợ Việt Nam, trong tình hình sôi bỏng hiện thời.

Phát biểu của ông Trần Phong Vũ, ông Ngô Ðức Diễm và các thảo luận về vai trò của Truyền Thông Công giáo

http://www.freevietnews.com/audio/HoiNgoDanChua_chieu_saturday_01.m3u

Phát biểu của Bác sĩ Trần văn Cảo và các thảo luận
xoay quanh dự kiến thành lập Phong Trào Công Lý
và Hòa Bình tại hải ngoại, để yểm trợ quốc nội

http://www.freevietnews.com/audio/HoiNgoDanChua_chieu_saturday_02.m3u


Phát biểu của ông Trần Phong Vũ, ông Phạm Hồng Lam, ông Ðỗ Như Ðiện và các góp ý về Công Lý và Hòa Bình.
http://www.freevietnews.com/audio/HoiNgoDanChua_chieu_saturday_03.m3u

Phát biểu nhà văn Trần Phong Vũ,
nhà văn Mặc Giao và quý vị khác

http://www.freevietnews.com/audio/HoiNgoDanChua_chieu_saturday_04.m3u

Phát biểu của Cụ Nguyễn văn Tánh và quý vị khác.

http://www.freevietnews.com/audio/HoiNgoDanChua_chieu_saturday_05.m3u

Phát biểu của ông Nguyễn văn Liêm
Bác sĩ Trần Việt Cường & quý vị khác

http://www.freevietnews.com/audio/HoiNgoDanChua_chieu_saturday_06.m3u

  

Nhà văn Trần Phong Vũ: Thật sự, Truyền Thông là sự sống, là da thịt, để làm nên tất cả những gì chúng ta trình bày chung ngày hôm nay. Ở đây, đề tài là "Vai trò quan trọng của truyền thông Công giáo". Chúng tôi xác định thật rõ ràng như vậy. Vì ý thức và quan niệm của nó quan trọng như vậy, cho nên riêng Diễn Ðàn Giáo Dân đã hai lần tổ chức những cuộc gặp gỡ, đông đảo những anh em ở hải ngoại về, dù không có cái gửi gấm, cái ủy thác của nhiều người để làm như lần này...

-- Lần thứ nhất, chúng tôi đã có những cuộc thảo luận xoáy vào người Công giáo và sứ mạng làm truyền thông Công giáo. Ðể chúng tôi xác định một thế đứng, khoanh vùng một trách nhiệm, để chúng tôi không bao giờ đi ra ngoài cái đó, cố gắng tối đa. Lần thứ hai, kỷ niệm 7 năm, chúng tôi đi tiến thêm một bước, chúng tôi đã cố gắng làm sao để sống và đi tìm cho được một cái linh đạo, một con đường linh thiêng. Con đường chiếu toả từ trong Phúc Âm, từ trong thánh truyền, từ trong giáo huấn của giáo hội, để chúng tôi hiểu rằng trách nhiệm làm truyền thông của chúng tôi như thế nào...

-- Môt đề tài mà có lẽ tất cả chúng ta đều thao thức trong phương diện cá nhân, cũng như mỗi khi gặp gỡ nhau, đó là đề tài chúng ta làm thế nào gợi ý về khả năng và trách nhiệm của người tín hữu Công giáo ở hải ngoại, đối với giáo hội ở quê nhà, tùy theo người suy nghĩ, và tùy theo những người đóng góp sau này, để chúng ta có thể hình thành một cái gì đó -- một phong trào, một tổ chức, một cơ cấu, một phương thức nào để có thể quy tụ những người Việt Nam ở hải ngoại này. Ðể đóng góp vào những suy nghĩ của chúng ta, giúp làm thay đổi đi bộ mặt đất nước.  Muốn có sự thay đổi đó, thì phải có sự thay đổi về mặt tôn giáo, trong đó có giáo hội Công giáo...

--- Công Lý Hòa Bình chỉ là một từ ngữ chúng ta tán thành một đường hướng, một suy tư sâu thẳm của giáo hội, khi nghĩ tới điều mà Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô nhắc đi nhắc lại "con người là đường đi của Giáo Hội, đích điểm hàng đầu để Giáo Hội phục vụ". Thế thì con người đó gắn vào một xã hội có thể có chiến tranh, có thể có hòa bình, có thể có bất công có công lý. Thế thì con người đó không thể có tình trạng bấp bênh như vậy được. Con người đó phải được nuôi dưỡng trong một xã hội có Công Lý, và có Hòa Bình, để họ có thể sống an vui và được phát triển... Muốn rằng xã hội phải có công lý, bởi vì đó là khát vọng của con người. Xã hội phải có hòa bình, đó cũng là đáp ứng cái khát vọng của con người, và con người là đích điểm hàng đầu để giáo hội phải phục vụ.

-- Việc gì chúng ta chọn lựa, thì phải làm. Trong 30 năm qua, có những tổ chức người Công giáo muốn làm chuyện này chuyện nọ, rốt cuộc vì bị vướng mắc vào một số ràng buộc, mà không làm được gì cả....Liệu chúng ta nêu lên một danh xưng liên hệ,  từ ngữ được dùng từ giáo hội, từ Hội Ðồng Công Lý Hòa Bình đến các Ủy Ban Công Lý Hòa Bình ở các Hội Ðồng Giám Mục ở các nước, thì liệu ta có dẫm chân lên việc làm cuả giáo hội không? Theo tôi, không. Tại sao vậy? Cũng cùng một danh xưng đó? Tôi xin nói quan điểm riêng của cá nhân tôi, chính cái điều này làm sáng lên cái tư cách, trách nhiệm, tinh thần và ý thức của người giáo dân! Trước hết, luôn luôn bám sát vào cốt lõi Niềm Tin và nền tảng căn bản của Giáo Hội. Bởi vì Hội Ðồng Công Lý Hòa Bình, như bác sĩ Trần văn Cảo đã nhấn mạnh, đi từ Ủy Ban Công Lý Hòa Bình do Ðức Giáo Hoàng PhaoLô VI khởi sự và sau đó qua đời Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, được biến thành một Hội đồng, một Bộ, Thánh Bộ. Tức là xác định một vị trí rất quan trọng. Chọn lựa chữ Hoà Bình và Công Lý gắn bó với nhau, mang một ý nghĩa đặc biệt.

--- Những người Công giáo đã đọc Thánh kinh, những người Công giáo đã am tường tất cả những giáo huấn, thánh truyền trong giáo hội, và nhận ra được sứ mạng của mình trong Giáo Hội đó, thì những người đó đều nhận ra rằng Công Lý và Hòa Bình là một trong những mục tiêu căn bản mà người Công giáo phải đi. Thế thì, khi đã được định nghĩa như vậy, thì bất cứ một người Công giáo nào đều có thể nhân danh điều đó, để mà đem Tin Yêu vào trong đời sống, đem Công Lý xóa bỏ những sự bất công, đem Hòa Bình hàn gắn lại những vết thương đổ vỡ của chiến tranh. Khi chúng ta chỉ nhân danh những điều đó, chỉ cần đứng trên cái thế đứng của một người Công giáo thôi, ta có thể làm cái chuyện đó. Chúng ta làm như thế nào, thì hôm nay chúng ta được nghe tiếng nói chung của tất cả những quý vị ở đây...

Ông Ngô Ðức Diễm: Truyền thông của chúng ta phải dựa trên Sự Thật, thông tin trên sự thật, hoàn toàn khác với tuyên truyền. Tuyên truyền thường chỉ có một chiều trên xuống và bắt người dân phải nghe. Còn chúng ta làm truyền thông luôn luôn có hai chiều, có chiều đi và đáp lại. ...Truyền thông Công giáo còn là một mệnh lệnh, vì người làm truyền thông Công giáo tham gia và đồng công cứu chuộc, tham gia vào công cuộc cứu thế và canh tân trần thế, làm đẹp cuộc đời... Nền tảng thứ nhất: Ðức Kitô phải là tâm điểm của truyền thông Công giáo, bởi lẽ chính ngài là sự thật, là sự sống. Ngài là đường.

 -- Trong Tân Ước, hình ảnh Ðức Kitô đi rao giảng khắp miền, cảnh báo Nước Trời đã gần đến chính là hình ảnh người làm truyền thông Công giáo, gieo bước khắp nơi, để đem Tin Mừng cho trần thế, cho con người và chuyển thông điệp tình yêu cho trần thế, Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. Truyền thông Công giáo là truyền thông của Tình Yêu, đặt căn bản trên Ðức Kitô là trung tâm điểm cuộc sống con người. Truyền thông Công giáo phải được soi sáng và hướng dẫn  bởi thần linh, bởi thánh linh, qua thần trí và thần khí của ngài. Nhờ thần trí của Thánh Linh, người làm truyền thông Công giáo có đủ sáng suốt để hướng dẫn dư luận

Nhà văn Mặc Giao: Những vấn đề có tính cách thời sự, thì chúng ta phải đáp ứng những đòi hỏi của như cầu hiện tại....Phong Trào Công Lý và Hòa Bình là một trong những đề nghị. Và chúng ta cần xác nhận, nếu chúng ta có làm một cái gì thì không dẫm chân vào cái tổ chức Công Lý và Hòa Bình của giáo hội. Dẫm chân vào đó, muôn vàn chuyện rắc rối! Sẽ bị từ chối. Nếu không từ chối, thì sẽ bị chỉ huy từ trên xuống dưới, chúng ta lại không làm được gì hết! Ðó là vấn đề thứ nhất. Vấn đề thứ hai: chúng ta không có lập đảng chính trị, để mà khỏi, xin lỗi, cạnh tranh với Cha Nguyễn Hữu Lễ và quý vị khác ở đây (cười). Chúng ta làm để mà đáp ứng tình thế. Tôi mường tượng nếu mà có Phong Trào Công Lý và Hòa Bình mà anh em chúng mình làm được, thì có hai vấn đề. Thứ nhất, chúng ta hãy lên tiếng kịp thời, để tố cáo những điều sai trái, những điều bất công (âm thanh đứt)

 -- Nếu phối hợp được với các tổ chức trong những hàng ngũ mà chúng ta có mặt ở đây, ở những địa phương ở Mỹ hay ở Canada chúng tôi, đó đã là điều khá tốt. Anh em Canada chúng tôi đã phối hợp 4 địa phương với nhau, tuy là chúng tôi chưa có góp vốn để làm những chương trình như chúng tôi muốn, nhưng mà chúng tôi đã ra một cái thông lệ với nhau:  khi tôi thấy ở địa phương này có như cầu, mà nhóm của tôi có thể yểm trợ được, thì chúng tôi điều tra cái nhu cầu đó, yểm trợ, và thông báo cho tất cả các nhóm khác ở Canada biết --- là ngày này giờ này nhu cầu này chúng tôi đã gởi cái gì cho tổ chức nào, cái gì cái gì. Ðể anh em những nơi khác cũng làm tương đương như vậy. Họ giúp đỡ cái gì, họ làm cái gì, họ thông báo tất cả cho chúng tôi biết.....Thì chúng tôi đã thử tại Canada trong vòng hơn một năm nay, ít nhất 4 nhóm chúng tôi đã đi được cái phối hợp đó. Thì nếu chúng ta thành lập Phong Trào Công Lý và Hòa Bình, đầu tiên chúng ta hãy nghĩ tới hai chuyện như vậy...

Nhà văn Trần Phong Vũ: Chúng tôi chỉ muốn gợi ra một cái ý thôi. Cá nhân tôi có thể cũng là nhân danh một số người lớn tuổi. Chúng tôi sẽ chẳng làm được cái gì cả, bởi vì là những người sắp sửa nhìn thấy những nấm mồ trước mắt mình rồi. Chuyện đó, còn ngày nào là còn cố gắng thôi.Khi nào còn có hơi thở là còn tiếp tục làm việc, như những gì mình đã làm và đang làm. Nhưng mà chuyện tương lai vẫn phải là giới trẻ.  Tôi rất mong là những người trẻ ở đây sẽ đóng góp ý kiến. Trẻ ở đây không chỉ phải là những 20 mấy 30 mấy đâu. Tôi vẫn nghĩ là những người trẻ tương đối ở đây của chúng ta, 50 tuổi tôi vẫn nghĩ là trẻ. 70 tuổi tôi vẫn nghĩ là trẻ. Bởi vì hầu hết anh em chúng tôi là vào cái tuổi 80 rồi! Là cái tuổi mà người ta nói là tính ngày tính giờ rồi. Thế thì vấn đề của chúng tôi chỉ là khơi gợi ra, và mong là các bạn sẽ có ý kiến rất nhiều. Quý bạn ở đây có mặt từ khắp bốn phương, từ các quốc gia Âu Châu, Úc Châu, ở bên Canada...

Bác sĩ Trần Văn Cảo: Một cử tọa chọn lọc, những vị mà chúng tôi rất kính phục. Cuộc hội ngộ này không phải chỉ để nói, đến để phát biểu, nhưng có tri phải có hành, nếu tri không hành là một sự thiếu sót lớn. Chúng tôi muốn rằng khi quý vị ra khỏi phòng họp chiều hôm nay, chúng ta có một kết quả gì, một hành trang gì để đem về bốn phương trời. Ðể đáp ứng lại hiện tình Giáo hội và Quê hương, để phục vụ Giáo hội và Quê hương......Dân tộc chúng ta đang trải qua một thời kỳ đen tối, dưới sự cai trị hà khắc của của một chế độ đảng trị, không bằng Công Lý mà bằng công an và côn đồ trị. Hơn nữa, quý vị cũng đã thấy một hiểm họa chiến tranh lấp ló, vì một chế độ ươn hèn thối nát sẽ dễ dàng đưa tới sự xâm lược từ phương bắc, có thể xảy ra chiến tranh và tình trạng Bắc thuộc...

 --- Xin đi vào đề nghị là chúng ta có nên, có cần, có khả thi trong việc phát động và thành lập Phong Trào Công Lý và Hòa Bình Việt Nam Hải Ngoại. Sở dĩ chúng tôi trình bày điều đó là vì chúng tôi muốn để quý vị có một cái sườn, để một lát nữa đây đi vào vấn đề thảo luận, để chúng ta có thể đi đến một nhận định chung nào đó. Về danh xưng và ý nghĩa "Phong Trào" có tính cách phổ quát, rộng lớn và quy mô không những trên phương diện hoạt động, mà còn cả trên phương diện về quốc gia và tôn giáo, vượt qua khỏi lãnh vực của Công giáo để có thể kết hợp những nhân sự cũng như hoạt động của những người không cùng tôn giáo, nhưng cùng một mục đích là phục vụ, tranh đấu cho Công Lý và Hòa Bình.

-- Thứ hai, "Công Lý và Hòa Bình", như chúng tôi vừa trình bày với quý vị, cái phong trào này hoạt động dựa trên những tiêu chuẩn và mục đích mà Hội Ðồng Công Lý và Hòa Bình (Vatican) đã đề ra. Thứ ba là "Việt Nam Hải Ngoại" để nói rằng phong trào này là dành cho những người Việt Nam ở hải ngoại. Về cơ cấu nhân sự cũng những tổ chức sẽ độc lập, và không lệ thuộc vào Ủy Ban Công Lý Hòa Bình ở trong nước,  mặc dù phương thế hoạt động thì dựa vào nhau, và hỗ trợ lẫn nhau về nhân sự, phương tiện, đường lối chính sách hoạt động. Về danh xưng và ý nghĩa, có thể có quý vị sẽ hỏi rằng chúng ta có khả năng làm chuyện đó không. Chúng tôi thấy nó khả thi, bởi vì mục đích và đường lối hoạt động là đường lối và phương hướng của giáo hội. Về sự thuận lợi, thì qua những tiếp xúc của cá nhân chúng tôi, với hàng giáo sĩ cũng như giáo dân, chúng tôi nhận được những sự khích lệ...

Bác sĩ Trần Việt Cường: Tôi phấn khởi cảm phục những vị từ khắp mọi miền trên địa cầu, sau 36 năm, hy vọng cho Việt Nam, là vẫn còn chúng ta ở đây. Những người tại hải ngoại mang theo Quê Hương, vẫn còn những thao thức. Tôi nghĩ tới một niềm hy vọng lớn cho Quê Hương cho giáo hội. Nguyễn Chí Thiện trong tập thơ Hoa Ðịa Ngục có bốn câu thơ như thế này: "vì ấu trĩ, thờ ơ, u tối, sợ hy sinh và tiếc máu xương, cả nước đã rơi vào một mối, một mối hận thù, một mối đau thương". Hy vọng chúng ta có mặt ở đây chứng tỏ là chúng ta không sợ hy sinh, và không tiếc sự hy sinh đóng góp cho Quê Hương. Quý vị ở khắp các phương trời, tôi nghĩ, như một ngọn gió của Chúa Thánh Thần đem lại hy vọng cho Quê Hương. Trong tinh thần đó, cái danh xưng Phong Trào Công Lý và Hòa Bình mang lại sự rạo rực trong tâm hồn tôi...

(Chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển đến quý vị thêm các chi tiết khác của cuộc Hội Ngộ Dân Chúa 2011 và toàn văn Bản Lên Tiếng)