PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: GIỚI ÐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM NGÁN NGẨM NẠN ÐÌNH CÔNG

@ 28 June 2011 05:45 PM

Hôm nay trong tiết mục phóng sự từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN gửi ra bản tin về tình trạng giới đầu tư ngoại quốc ngán ngẩm nạn đình công khiến cho họ phải đưa hàng sản xuất qua những quốc gia khác, mời quý vị cùng theo dõi trong phóng sự ngắn sau đây (video insert)…

{nl}

Lâu nay nền kinh tế Việt Nam vẫn hấp dẫn giới đầu tư do giá nhân công rẻ, có thể cạnh tranh được với Trung Cộng, tuy nhiên nạn lạm phát và thái độ hành xử o ép giới lao động nghèo, dẫn đến hàng loạt các cuộc đình công đã làm cho giới đầu tư nước ngoài xét lại ưu điểm này. Bản video mà quý vị đang theo dõi là một trong hàng trăm vụ đình công của công nhân tại Việt Nam vào năm 2011 này. Mới đây công ty sản xuất động cơ của Nhật Minebea Co. đã chọn Kampuchia chứ không phải Việt Nam để xây dựng một nhà máy sử dụng 5000 lao động, cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy các công ty nước ngoài bắt đầu e dè các cuộc đình công. Các nhà kinh tế cũng xác nhận rằng các vụ tranh chấp lao động đang làm tổn thương sức hấp dẫn của Việt Nam như là một sự lựa chọn thay thế cho Trung Cộng vì nhân công rẻ.

{nl}

Một cuộc đình công có thể dẫn đến tình trạng rối loạn, ông Yasunari Kuwano, một phát ngôn viên của Công ty Mineba đóng tại Tokyo đã nói như vậy về nhà máy trị giá 62 triệu đô la chuyên chế tạo động cơ điện cho các dụng cụ và thiết bị điện tử. ôNhân công là vấn đề chính chúng tôi nhắm tới khi quyết định chọn Kampuchia. Chúng tôi cần nhân công đáng tin cậy.ọ Trong khi Mineba khởi công vào tháng trước ở Phnong Penh thì tập đoàn sản xuất cáp Volex Group Plc có trụ sở ở Luân Ðôn và tập đoàn sản xuất đồ may mặc của Nhật Wacoal Holding Corp nằm trong số những nhà đầu tư tại Việt Nam đã phải đối mặt với những cuộc đình công bất hợp pháp nổ ra bất ngờ. Người lao động đòi được trả lương cao hơn sau khi lạm phát với tỉ lệ cao chưa từng có đã ảnh hưởng tới sức mua của họ. Các cuộc đình công đã làm sứt mẻ mục tiêu của Việt Nam trong 25 năm qua là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách chào mời nhân công đáng tin cậy với mức lương tối thiểu hiện nay chỉ bằng nửa các mức lương tối thiểu ở Trung Cộng nhằm gây dựng các trung tâm sản xuất.

{nl}

Ðầu tư nước ngoài trực tiếp [gọi tắt là FDI] tại Việt Nam đã giảm 48% trong 5 tháng đầu của năm 2011 xuống còn 4,7 tỉ đô la. Tháng 5 vừa qua, Lạm phát đã tăng nhanh lên mức cao là 19,8% so với 29 tháng trước đó, giá cả tăng vọt và tình hình mất ổn định trong các nhà máy đã khiến cho thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ của Việt Nam là kém cỏi nhất ở châu Á vào năm ngoái. Chỉ số chứng khoán Việt Nam Index đã giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái còn tiền đồng thì mất giá 7,8% so với đồng đô la. Vì vậy nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đang cảnh giác với việc đặt cược lâu dài vào Việt Nam.

{nl}

Tại một khu công nghiệp ở Hà Nội, anh công nhân Lê Kiên đọc lướt các mục quảng cáo việc làm sau ca làm việc của anh tại một nhà máy lắp ráp các loại cáp dùng cho xe máy của hãng Honda Motor và Yamaha Motor. Anh nói giá cả của mọi thứ từ thực phẩm, xăng, điện đều tăng nhanh hơn đồng lương nhận được, anh Kiên 24 tuổi đã nói như vậy, lương tháng của anh tương đương với 87 đô la. Anh nói anh thậm chí không đủ tiền để cưới vợ, làm sao có đủ tiền để mua sữa cho con cơ chứ. Ðấy là ngay cả sau khi Kiên và hầu hết 500 đồng nghiệp của anh đã tiến hành một cuộc đình công bất hợp pháp hồi tháng 4 và đã đòi được tăng lương 13%, nhưng vẫn chưa đủ sống.(SBTN)